Hỏi Đáp

Gọi cứu hỏa có mất tiền ?

Rất nhiều người lầm tưởng gọi cứu hỏa sẽ phải trả tiền do vậy khi có đám cháy xảy ra nhiều người dân thờ ơ, không dám gọi. Tuy nhiên việc chữa cháy không hề mất tiền, khi phát hiện có cháy người dân nên gọi ngay 114 để tránh được những tai nạn đáng tiếc.

Bạn đang xem: Gọi cứu hỏa có mất tiền ?

Hiện nay, các dịch vụ viễn thông được Nhà nước đầu tư, khai thác và phục vụ nhu cầu sử dụng rộng rãi cho người dân, đây chính là công cụ liên lạc hữu hiệu đối với cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, nó là kênh thông tin kết nối nhanh và hiệu quả nhất giữa các cơ quan có chức năng giải quyết, xử lý sự cố với người dân.

Thông tin báo cháy và thông báo sự cố hàng ngày được quy định tại: Điều 1 Khoản 21 Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013; Điều 4 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC. Số điện thoại báo cháy và sự cố hàng ngày thống nhất trong cả nước là: 114.

Các tình huống sự cố hàng ngày theo Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg gồm:

  • Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
  • Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
  • Có người bị nạn trong các sự cố lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
  • Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường độ, đường sắt, đường sông.
  • Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm.
  • Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.

Khi gặp phải các sự cố trên, không phải ai cũng biết và bình tĩnh xử lý và thông báo đủ thông tin bằng điện thoại cho các cơ quan chức năng, do vậy cần lưu ý những vấn đề sau nếu gọi đến số điện thoại 114:

  • Khi ở trong sự cố hoặc tình huống cháy, hoặc phát hiện sự cố, đám cháy cần giữ bình tĩnh, cố gắng trấn an tâm lý cho những người xung quanh, thông báo cho người khác hoặc sử dụng điện thoại để gọi cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH;
  • Thời điểm gọi: Ngay khi xảy ra sự cố, nhận thấy ngoài khả năng xử lý của lực lượng tại chỗ, cần gọi ngay lập tức đến số điện thoại 114.

1. Gọi cứu hỏa có mất tiền 2022?

Rất nhiều người dân lầm tưởng chữa cháy là mất tiền, khi được giải thích miễn phí hoàn toàn mọi người mới ngớ ra. Thậm chí có người nói thấy cháy nhưng không dám gọi cứu hỏa vì ngại rắc rối tiền bạc về sau.

Những câu hỏi như: Khi gọi cứu hỏa có phải trả tiền không? Chữa cháy 114 có mất tiền không? Thì xin được trả lời là gọi cứu hỏa chữa cháy 114 không phải trả tiền, nó hoàn toàn miễn phí. Cho nên, khi phát hiện có cháy nổ thì người dân cần nhanh chóng gọi cứu hỏa để đảm bảo sự an toàn cho chính mình và cho những người khác.

Gọi cứu hỏa có mất tiền?

2. Gọi cứu hỏa, chữa cháy số mấy?

Hiện nay đầu số gọi cứu hỏa, chữa cháy là số 114. Và khi gọi số 114 có nghĩa rằng bạn đang gọi cứu hỏa. Cần lưu ý những trường hợp gọi cứu hỏa, chữa cháy sai sự thật, báo cháy giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 42 Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

3. Cách gọi cứu hỏa 114

Khi bấm số 114 (Từ điện thoại cố định: bấm 114; từ số điện thoại di động: bấm thẳng số “114” hoặc “mã vùng + 114”), hệ thống tổng đài sẽ tự động chuyển cuộc gọi về cho đơn vị địa phương gần nhất, hoạt động 24/24.

Bạn có thể gọi 1 hoặc nhiều lần đến 114 khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, không nhất thiết phải gọi từ điện thoại bàn hay chỉ 1 số điện thoại gọi cứu hỏa

Sau khi nhận cuộc gọi, hệ thống bản đồ số sẽ được kích hoạt, xác định cụ thể vị trí người gọi. Sau đó, điện thoại viên sẽ bấm chuông báo động và ngay lập tức, đội xe cứu hỏa sẽ được điều động đi cứu nạn.

4. Xử phạt người chậm trễ gọi cứu hỏa 2022

Để đảm bảo việc thông tin báo cháy kịp thời, tránh che giấu, cản trở, báo cháy chậm gây cháy lan, cháy lớn thì Điều 42 – Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Như vậy, việc báo cháy chậm hoặc không đầy đủ cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Cho nên, người dân khi phát hiện cháy hãy báo ngay cho đơn vị chữa cháy đến để thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện mà không báo thì sẽ bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

5. Báo cháy giả phạt bao nhiêu tiền 2022

Mức xử phạt báo cháy giả 2022 được quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 42, Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Đây cũng là mức phạt không hề ít nên khi nhấc máy gọi báo cứu hỏa là các bạn phải nghiêm túc thực hiện, không phải là báo cho vui, là trò đùa thiếu ý thức. Mức phạt báo cháy giả theo quy định mới cũng được tăng nhiều lần so với mức phạt cũ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn đề nghị huẩn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ, Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button