Hỏi Đáp

Giáo viên có quyền từ chối trực tết không?

Trực tết không còn là khái niệm xa lạ đối với người lao động các ngành công an, quân đội, bác sỹ… Vậy liệu đối với giáo viên, việc trực tết được quy định thế nào?

Bạn đang xem: Giáo viên có quyền từ chối trực tết không?

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ trả lời câu hỏi Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không? theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Contents

1. Quy định trực Tết Giáo viên

Theo khoản 3 điều 5 thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác

Thời gian nghỉ tết âm lịch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

=> Nghỉ tết nằm là một trong những chế độ nghỉ hằng năm của giáo viên

Hiện nay, pháp luật không quy định trách nhiệm trực tết đối với giáo viên nên giáo viên không cần phải trực tết

Điều này là hợp lý vì trong những ngày tết, học sinh cũng được nghỉ học, nên việc trực tết là không cần thiết.

Pháp luật không bắt buộc giáo viên trực tết nhưng nếu giáo viên tự nguyện trực tết thì sẽ được tính là làm thêm giờ và được hưởng lương làm thêm giờ vào ngày lễ tết tại điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không?

Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không?

Như đã phân tích ở mục 1, trực tết không phải là nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên có thể trực tết nếu họ tự nguyện nhận công việc đó

=> Giáo viên hoàn toàn có quyền từ chối việc trực tết

3. Ép giáo viên trực tết có bị phạt không?

Ép giáo viên trực tết thì bị phạt thế nào?

Theo quy định tại điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Trong đó, làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt gồm:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

=> Nếu không thuộc 1 trong 2 trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt thì hành vi ép trực tết sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không? . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Chế độ nghỉ của giáo viên các cấp
  • Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
  • Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
  • Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button