Hỏi Đáp

Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự xuất hiện trong đời sống hàng giờ, hàng ngày, ở mọi nơi mọi lúc. Giao dịch dân sự hiểu đơn giản là sự mua bán hàng hóa chẳng hạn. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Giao dịch dân sự là gì?

Contents

1. Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là tên gọi pháp lý chỉ chung tất cả các giao dịch trong đời sống dân sự. Vậy giao dịch dân sự được hiểu là gì? Căn cứ vào Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự là gì?

2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Liệu có phải giao dịch dân sự nào được xác lập cũng có hiệu lực không? Trên thực tế, xuất hiện rất nhiều các loại giao dịch dân sự nhưng trong số đó, không ít các giao dịch dân sự vi phạm pháp luật, mang tính chất lừa đảo,…. Vì vậy để lường trước những hậu quả từ các giao dịch dân sự đó, pháp luật quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Căn cứ vào Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

3. Giao dịch dân sự có những hình thức nào?

Giao dịch dân sự được thể hiện dưới 3 hình thức bao gồm: bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi.

Căn cứ vào Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

4. Ví dụ về giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ví dụ 1: Giao dịch mua bán và vận chuyển vũ khí vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự 2015.

Ví dụ 2: A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của ngôi nhà là 1.500.000.000 đồng. Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá trị của ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ sang tên. Như vậy, hợp đồng ghi giá trị ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng bị coi là hợp đồng giả tạo.

Ví dụ 3: A kí hợp đồng mua 100 bộ chén của B, hai bên đã có sự thỏa thuận về giá cả và thời điểm giao hàng. Đến ngày giao hàng, do khác biệt về ngôn ngữ vùng miền nên thay vì nhận được chén (là loại bát nhỏ dùng ăn cơm theo cách gọi của người miền Nam) thì A lại nhận được 100 bộ chén uống trà (theo cách gọi chén của người miền Bắc ) từ B. Trong trường hợp này, A và B có thể khắc phục bằng cách giữ nguyên hàng hóa và thống nhất lại đối tượng của giao dịch. Nếu cả 2 bên không đồng ý điều này, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Giao dịch dân sự là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

  • Giấy đặt cọc mua đất 2022
  • Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
  • Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button