Hỏi Đáp

Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? Việc di chuyển trong tình trạng giãn cách xã hội được quy định thế nào? Giãn cách xã hội là gì?

Bạn đang xem: Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Contents

1. Giãn cách xã hội là gì?

Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách vật lý ấy lại được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.

2. Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Giãn cách xã hội có cấm người dân đi nơi khác không?

Chính phủ đã khẳng định: Cách ly xã hội không phải là ngăn cấm giao thông, “ngăn sông cấm chợ”, chưa phải phong toả xã hội; chúng ta vẫn phải duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá an toàn.

Giãn cách xã hội chỉ hạn chế người dân di chuyển đi các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là những thành phố, địa bàn đang có dịch chứ không cấm người dân di chuyển.

=> Trong thời gian giãn cách xã hội, người dân vẫn được đi nơi khác. Tuy nhiên việc di chuyển đến các địa bàn khác sẽ bị hạn chế hơn (ví dụ như không được di chuyển bằng phương tiện công cộng: xe khách…). Người dân chỉ nên đi đến những nơi khác khi thực sự cần thiết để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Đối với việc di chuyển đến những nơi có dịch thì sẽ bị cấm để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng làm lây lan dịch.

3. Giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 là gì?

Chỉ thị 15 và chỉ thị 16 là 2 chỉ thị được thủ tướng chính phủ đưa ra để giải quyết tình hình dịch bệnh từ năm 2020, hiện nay, 2 chỉ thị này vẫn còn hiệu lực, nội dung của chị thỉ vẫn còn tính ứng dụng, phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

3.1 Giãn cách xã hội theo chỉ thị 15

Chỉ thị 15 quy định việc giãn cách xã hội như sau:

– Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

– Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

– Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

– Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

3.2 Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16

Chỉ thị 16 quy định việc giãn cách như sau:

– Thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

– Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

– Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

– Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

– Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.

– Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.

– Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

– Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.

– Bô Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Giãn cách xã hội có được về quê không?
  • Cách ly tại nhà bao nhiêu ngày?
  • F2 có phải lấy mẫu xét nghiệm không?
  • Đà Nẵng ra Huế có bị cách ly không?
  • Các trường hợp phải cách ly tập trung
  • Đi cách ly tập trung có mất phí không?
  • Các trường hợp phải cách ly tại nhà
  • Thời gian cách ly F2
  • F2 Covid cách ly tại đâu?
  • F3 F4 có cần cách ly không?
  • F mấy tự cách ly tại nhà?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button