Hỏi Đáp

Giải đáp những thắc mắc về BHXH – BHYT – BHTN

Giải đáp những thắc mắc về BHXH – BHYT – BHTN

Sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ xin đưa ra một số ví dụ để giải đáp những thắc mắc về BHXH – BHYT – BHTN nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên cả nước một cách đầy đủ và kịp thời về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong năm 2022

Bạn đang xem: Giải đáp những thắc mắc về BHXH – BHYT – BHTN

  • Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế

1. Hỏi: Trường hợp nhân viên nữ đã đủ 20 năm đóng BHXH, có ngày sinh như sau: Nếu sinh ngày 5/2/1961 thì thời gian nghỉ hưu ghi trong quyết định là tháng mấy (có phải là 5/2/2016)? Nếu sinh ngày 15/2/1961 thì thời gian nghỉ hưu ghi trong quyết định là tháng mấy (có phải là 1/3/2016)?

BHXH TP Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 18 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định thời điểm hưởng lương là ngày 1 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Trường hợp nữ lao động đã đủ 20 năm đóng BHXH sinh tháng 2/1961 thời điểm hưởng lương hưu 1/3/2016.

2. Hỏi: Bố tôi có thời gian tham gia kháng chiến. Năm 1979, bố tôi nghỉ hưu, cấp bậc Thượng úy. Bố tôi chết ngày 29/2/2016 và bị cắt lương hưu từ tháng 3/2016. Tôi xin hỏi, như vậy có đúng không? Gia đình tôi được hưởng những chế độ gì?

Trả lời :

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định của pháp luật về BHXH, trường hợp người đang hưởng lương hưu bị chết thì sẽ thôi hưởng lương hưu ở tháng liền kề tháng chết. Trường hợp bố của ông chết ngày 29/2/2016, thôi hưởng lương hưu từ tháng 3/2016 là đúng với quy định của pháp luật.

Đối với người đang hưởng lương hưu hàng tháng bị chết, thân nhân được hưởng các quyền lợi sau:

  • Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức tiền lương cơ sở tại tháng mà người nghỉ hưu chết.
  • Thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Luật BHXH được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại Điều 68 Luật BHXH

Trường hợp không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì được giải quyết trợ cấp tuất một lần với mức hưởng quy định tại Khoản 2, Điều 70 Luật BHXH.

Đề nghị ông căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 111 Luật BHXH, hoàn thiện hồ sơ, nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết.

3. Hỏi: Xin hỏi, theo quy định tỷ lệ trích các loại bảo hiểm đối với bên sử dụng lao động và người lao động là bao nhiêu phần trăm? Tôi hiện nay làm ở công ty cổ phần, công ty trừ 15,5 % lương của tôi để trích đóng bảo hiểm, như vậy có đúng quy định không?

Trả lời :

BHXH tỉnh Quảng Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ khoản 1, Điều 85 Luật BHXH số 58/2014/QH13 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH quy định người lao động hằng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Căn cứ khoản 1, Điều 57 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ khoản 2, Điều 3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3 (tức bằng 1,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng).

Như vậy, hằng tháng người lao động phải đóng tổng cộng 10,5% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ BHYT./.

4. Hỏi: Tôi vào ngành công an từ năm 1976, đến năm 1992 nghỉ chế độ trợ cấp một lần, hiện làm việc tại Liên đoàn bóng đá TP. Hồ Chí Minh có đóng BHXH. Vậy, tôi có được hưởng tính thời gian phục vụ trong ngành công an không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì và cơ quan nào giải quyết?

Trả lời :

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Trường hợp của ông Anh nếu vào ngành Công an làm việc theo diện công nhân viên chức và năm 1992 đã nghỉ hưởng trợ cấp thôi việc một lần thì thời gian làm việc trong ngành Công an của ông không được tính để hưởng BHXH.Trường hợp ông là sỹ quan, chuyên môn kỹ thuật vào ngành từ năm 1976 đến năm 1992 nghỉ hưu hưởng trợ cấp 1 lần nếu chưa hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 33 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, thời gian từ năm 1976 đến năm 1992 sẽ được cộng với thời gian làm việc tại Liên đoàn Bóng đá TP. Hồ Chí Minh có tham gia BHXH để hưởng BHXH sau này.

Đề nghị ông Anh xuất trình hồ sơ giấy tờ gốc thể hiện quá trình công tác nêu trên và liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị ông đang làm việc đóng BHXH để được xem xét, giải quyết.

5. Hỏi: Tôi sinh ngày 1/8/1966 làm công nhân, đóng BHXH được 28 năm, trong đó có 19 năm làm nghề độc hại. Năm 2013 công ty không có việc làm, phải tái cơ cấu nên một số công nhân về nghỉ chờ chế độ theo Nghị định 91/2010/NĐ-CP. Năm 2016, tôi đủ 50 tuổi sang tuổi 51. Vậy, tôi có thể làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí được không và cần các điều kiện gì?

Trả lời :

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì “người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu”.

Theo thư ông Tạo trình bày thì ông sinh tháng 8/1966, có thời gian tham gia BHXH được 28 năm, trong đó có 19 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Đối chiếu với quy định trên thì ông sẽ được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button