F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ gì 2023?
Trong thời gian gần đây, số ca F0 tiếp tục tăng nhanh chóng mặt vì vậy việc điều trị tại nhà sẽ tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời giảm tải cho tuyến trên. Không chỉ bị mất khoản tiền trợ cấp theo chế độ ốm đau, F0 điều trị tại nhà không khai báo y tế còn phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính. F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ gì? Những khoản tiền nhận được khi bạn là F0? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang xem: F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ gì 2023?
Các khoản tiền F0 có thể nhận khi điều trị COVID-19 tại nhà
Câu hỏi: “Hiện tại bệnh nhân mắc COVID-19 nếu đủ điều kiện đều có thể tự điều trị tại nhà. Vậy các trường hợp F0 điều trị tại nhà sẽ nhận được những khoản hỗ trợ nào. Cụ thể từng loại hỗ trợ đó ra sao?
Trả lời:
Theo như tình hình hiện tại Nhà nước đã cho phép các ca F0 đủ điều kiện được điều trị tại nhà. Do đó, ngoài các vấn đề liên quan đến các loại thuốc điều trị, thời gian điều trị, các chú ý khi điều trị tại nhà…thì người mắc COVID-19 cũng cần nắm rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng.
Thứ nhất khi mắc COVID-19 người bệnh sẽ phải nghỉ việc ở nhà điều trị. Vậy trong thời gian nghỉ viêc để điều trị bệnh người bệnh có được hưởng lương hay không cũng là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm.
Theo đó, khi người bị nhiễm COVID-19 nghỉ việc để điều trị mà vẫn còn phép năm thì thời gian nghỉ việc này có thể được trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.Cụ thể
Lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng 12 ngày làm việc; lao động chưa thành niên, khuyết tật, làm các công việc độc hại, nặng nhọc, làm nghề được hưởng 14 ngày làm việc và đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại sẽ được hưởng 16 ngày làm việc.
Thứ 2 về vấn đề bảo hiểm chế độ ốm đau căn cứ vào điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 người bị mắc COVID-19 có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian được hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng theo các mốc: đóng BHXH dưới 15 năm hưởng 30 ngày, đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 40 ngày, đóng BHXH đủ từ 30 được hưởng 60 ngày.
- Lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc…được hưởng: đóng BHXH dưới 15 năm hưởng 40 ngày, đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 50 ngày, đóng BHXH đủ từ 30 được hưởng 70 ngày.
Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Cụ thể: Số tiền trợ cấp được tính theo công thức:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.
Ngoài ra Con F0, lao động F0 nghỉ việc chăm con cũng được hưởng BHXH ốm đau của con.
Cụ thể, nếu có giấy xác nhận của cơ sơ y tế là con bạn bị nhiễm F0 (Giấy này cũng là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH) hoặc giấy ra viện của con bạn thì bạn cũng sẽ được hưởng thêm Chế độ ốm đau BHXH nghỉ việc do chăm sóc con bị ốm (Quỹ ngày nghỉ ốm trong năm theo quy định vẫn còn thì bảo hiểm sẽ duyệt)
Mức hưởng bảo hiểm xã hội với người lao động có con là F0: Điều 24 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có con là F0 sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời gian chăm con nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:
- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi ốm đau;
- Con ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ được giải quyết chế độ ốm đau sẽ xác định theo thời gian được ghi trên giấy ra viện của con (tính cả thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, thời gian hưởng chế độ cũng bị giới hạn tối đa theo Khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Con dưới 3 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 20 ngày/năm/con.
- Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 15 ngày/năm/con.
Chú ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha mẹ có thể lựa chọn cùng nghỉ hoặc nghỉ luân phiên để chăm con. Cả hai trường hợp này đều được giải quyết hưởng chế độ ốm đau tương ứng với từng người.
Thứ 3 là khoản tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19
Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng./.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Bảo hiểm trong Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp