Hỏi Đáp

Đốt pháo trái phép bị phạt như thế nào?

Pháo là một loại đồ vật làm cho con người ta hào hứng, thích thú khi sử dụng nó. Tuy nhiên, nhiều người không biết việc đốt pháo trái phép thì sẽ bị xử phạt và mức phạt là bao nhiêu. Vậy đốt pháo trái phép 2021 bị phạt như thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn.

Bạn đang xem: Đốt pháo trái phép bị phạt như thế nào?

1. Pháo là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Như vậy, pháo là sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định có chứa thuốc pháo, khi sử dụng có màu sắc ánh sáng có thể gây ra tiếng nổ hoặc không.

Theo quy định về việc sử dụng pháo hoa tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo Nghị định mới nhất này quy định về việc đốt pháo thì cơ quan tổ chức cá nhân chỉ được phép đốt pháo hoa trong các ngày lễ, tết…

Trong đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

2. Đốt pháo bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, còn pháo nổ thì không. Vậy việc đốt pháo trái phép sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

……

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

……

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

Như vậy, việc đốt pháo sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó đối với tội này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tịch thu pháo mà bạn sử dụng trái phép.

Do đó, câu hỏi mà nhiều người vẫn hay thắc mắc đó là: “Hành vi đốt pháo trong ngày Tết bị xử phạt thế nào?” thì đã có câu trả lời. Nếu bạn đốt pháo hoa, không gây ra tiếng nổ thì không bị xử phạt, còn nếu bạn sử dụng pháo nổ thì sẽ bị sử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tịch thu pháo.

3. Mức phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Theo đó, pháo nổ là sản phẩm gây ra màu sắc ánh sáng bắt mắt và phát ra tiếng nổ. Vậy mức xử phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ thế nào?

Đối với hành vi sử dụng trái phép pháo nổ được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị sử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đối với hành vi tàng trữ pháo nổ được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định này đó là bị tịch thu tang vật (pháo nổ).

Đốt pháo trái phép 2021 bị phạt thế nào?

4. Các loại pháo bị cấm 2022

Pháo sáng có bị cấm không?

Theo quy định của pháp luật thì từ năm 2021 chúng ta được sử dụng pháo hoa. Tuy nhiên, những loại pháo nào mà phát ra tiếng nổ thì không được dùng.

Pháo điện có bị cấm không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP như sau:

Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Như vậy, pháo điện mà không gây nên tiếng nổ thì sẽ không bị cấm.

5. Người dân được phép sử dụng pháo hoa

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.(Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bản cam kết không sử dụng pháo nổ, Các địa điểm bắn pháo hoa tết 2021 từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button