Hỏi Đáp

Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

Danh sách đối tượng được hưởng BHYT miễn phí

Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí bao gồm những đối tượng nào? Theo quy định  tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 sẽ có các trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí. Sau đây là danh sách các đối tượng được hưởng BHYT miễn phí theo quy định của nhà nước, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

  • Ai không phải nộp thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh?
  • Từ 20/7/2020, sẽ phân loại vị trí việc làm theo tiêu chí mới?

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 27 đối tượng được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí bao gồm:

1. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng

7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước.

8. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước.

9. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (đã được sửa đổi, bổ sung).

10. Cựu chiến binh:

– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975, gồm:

+ Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

+ Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

11. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc:

– Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp.

– Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh.

– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương, đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.

– Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 170/2008/QĐ-TTg, Quyết định 40/2011/QĐ-TTg và Nghị định 112/2017/NĐ-CP.

– Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 49/2015/QĐ-TTg.

12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

13. Trẻ em dưới 6 tuổi.

14. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

15. Người thuộc hộ gia đình nghèo.

16. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

17. Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

18. Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.

19. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở (hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng).

20. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ.

21. Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

22. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng nêu trên.

23. Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; học viên công an nhân dân; hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an:

– Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;

– Vợ hoặc chồng;

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

24. Người đã hiến bộ phận cơ thể người.

25. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam.

26. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình:

– Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

27. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button