Hỏi Đáp

Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không?

Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? Tại những địa phương đang áp dụng các biện pháp giãn cách theo chỉ thị 16, chỉ những mặt hàng thiết yếu được phép bày bán. Tuy nhiên lại chưa có văn bản pháp luật nào nêu rõ mặt hàng thiết yếu trong thời điểm giãn cách gồm những loại hàng hóa gì khiến nhiều người vẫn còn phân vân, băn khoăn về vấn đề này. Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? nhé

Bạn đang xem: Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không?

Để biết được Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? chúng ta phải biết thế nào là hàng hóa thiết yếu

1. Lương thực thực phẩm thiết yếu

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được định nghĩa tại Luật Giá 2012 như sau:

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên đây là khái niệm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nói chung còn khái niệm lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội thì chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ quy định: Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất…

=> Hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách đối với từng địa phương sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm của địa phương đó

=> Khái niệm lương thực thực phẩm thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách chưa được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Hàng hóa này có thể là thiết yếu ở địa phương này nhưng chưa chắc đã thiết yếu ở địa phương khác.

2. Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không?

Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? 

Theo khái niệm hàng hóa thiết yếu được Luật Giá 2012 đưa ra thì đồ uống, sữa không phải là mặt hàng thiết yếu. Nên trên thực tế có nhiều địa phương đưa đồ uống, sữa vào danh mục những mặt hàng thiết yếu còn có nhiều địa phương khác lại không.

=> Câu trả lời cho câu hỏi “Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? ” còn tùy thuộc vào chủ trương của các địa phương hiện nay.

Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho các đơn vị vận chuyển liên tỉnh.

3. Danh mục thực phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách

Hiện nay nhiều nơi đang áp dụng danh sách những mặt hàng thiết yếu dưới đây:

Đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích: chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm:

  • Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng);
  • Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mỳ gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng;
  • Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột);
  • Các nhu yếu phẩm cần thiết: Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm:

  • Siêu thị; chợ dân sinh; cửa hàng tiện lợi, tiện ích; cửa hàng tạp hóa; cửa hàng kinh doanh trái cây; chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu);
  • Các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh;
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt;
  • Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh: Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình;
  • Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử;
  • Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển;
  • Xuất, nhập khẩu hàng hóa;
  • Dịch vụ bảo vệ;
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Các cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; – Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang.

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button