Điều kiện trở thành Thư ký Tòa án
Nhiều người thường thắc mắc để trở thành một Thư ký Tòa án thì cần phải có những điều kiện nhất định gì? Hồ sơ thi tuyển như thế nào? Bài viết sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn Điều kiện trở thành Thư ký Tòa án 2021.
Bạn đang xem: Điều kiện trở thành Thư ký Tòa án
Contents
1. Thư ký Tòa án là gì?
Thư ký Toà án là công chức làm việc tại Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì:
Điều 92. Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
2. Điều kiện để trở thành Thư ký Tòa án
Điều kiện để trở thành Thư ký Tòa án được quy định như sau:
- Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Đã tốt nghiệp đại học Luật, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác văn phòng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
3. Hồ sơ thi tuyển công chức Tòa án
Mỗi địa phương sẽ quy định hồ sơ thi tuyển công chức ngành Tòa án khác nhau, đây là những hồ sơ mẫu cần có:
- Phiếu đăng ký dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp trực tiếp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 02 đính kèm Thông báo) vào một vị trí theo yêu cầu tuyển dụng. Phiếu đăng ký dự tuyển có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải ký tên trên tùng trang, phải cam kết những thông tin đã khai trên phiếu là đúng sự thật, trường hợp khai sai thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ và người dự tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh 4×6), có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người dự tuyển thường trú hoặc cơ quan nơi người dự tuyển đang công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Đơn của người dự tuyển cam kết về việc chấp hành nghĩa vụ, quy định, sự phân công công tác của cơ quan tuyển dụng nếu trúng tuyển;
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp;
- Bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập có liên quan; trường hợp văn bằng, bảng điểm là tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- 05 phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận là người dự thi; 02 ảnh 4×6 nền trắng (chụp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày đăng ký dự tuyển);
- Các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).
Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Kinh nghiệm thi tuyển công chức bạn cần biết, Đối tượng ưu tiên trong thi tuyển công chức, viên chức từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp