Hỏi Đáp

Điều kiện khởi công xây dựng công trình 2023

Ngày nay nhu cầu xây dựng nhà ở, văn phòng, quán xá… ngày càng gia tăng. Tuy nhiên việc xây dựng này phải tuân theo những quy định của pháp luật. Hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị trước khi khởi công xây dựng công trình như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Điều kiện khởi công xây dựng công trình 2023

Để có thể thực hiện khởi công công trình thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng cần đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật để được phép tiến hành xây dựng, khởi công công trình. Điều kiện khởi công xây dựng công trình, nhà ở mới nhất năm 2022 như thế nào? Mức phạt không báo khởi công xây dựng công trình ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về điều kiện khởi công xây dựng qua bài viết sau đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ để tránh bị phạt.

1. Điều kiện khởi công xây dựng công trình mới nhất

Quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình đã được sửa đổi tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

Cụ thể, từ ngày 01/01/2021, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

– Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định;

– Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;

(Hiện hành quy định phải có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ).

– Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định;

– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

– Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

(Hiện hành quy định chủ đầu tư phải gửi thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình).

– Riêng trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định về giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng.

Các loại giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư gồm:

– Giấy phép xây dựng mới;

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

– Giấy phép di dời công trình;

– Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Căn cứ pháp lý:

– Khoản 3 Điều 89, Điều 106, 107 Luật Xây dựng 2014.

– Khoản 30, Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

2. Khởi công mà không báo chính quyền sẽ bị phạt nặng gấp 10 lần

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trong đó, Điều 15 của Nghị định này đã tăng các mức phạt liên quan đến khởi công xây dựng công trình.

Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng:

– Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;

Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định.

Mức phạt này cao gấp 10 lần so với Nghị định 139/2017/NĐ-CP trước kia, chỉ là 500.000 đồng – 1 triệu đồng.

Cùng tại Điều 15, việc khởi công khi thiếu mặt bằng, thiếu hợp đồng thi công, thiếu biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường cũng bị tăng mức phạt, lên 30-50 triệu đồng trong khi quy định trước kia là phạt 15-20 triệu đồng.

  • Đối với hành vi khởi công mà thiếu bản vẽ, nghị định cũ cũng phạt 15-20 triệu đồng nhưng tại nghị định mới đã được tách riêng, để nâng mức phạt lên 60-80 triệu đồng.
  • Đối với hành vi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ khi không có giấy phép xây dựng, nghị định cũ phạt 20-30 triệu đồng nhưng nghị định mới đã nâng lên 60-80 triệu đồng.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Đất đai – Nhà ở của phần Hỏi đáp pháp luật.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button