Hỏi Đáp

Điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ, chồng

Đăng ký kết hôn không chỉ mang ý nghĩa hạnh phúc với các cặp vợ chồng mà còn là sự chứng nhận của nhà nước, rằng hai người từ nay đã là vợ chồng hợp pháp, được pháp luật bảo vệ và chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân gia đình.

Bạn đang xem: Điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ, chồng

Vậy trong trường hợp nào, hai người vẫn được xem là vợ chồng dù không đăng ký kết hôn theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP?

1. Không đăng ký kết hôn có được công nhận là vợ chồng không?

Nếu chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn tại UBND xã thì có được công nhận là vợ chồng hợp pháp hay không?

Hai người không đăng ký kết hôn vẫn được xem là hợp pháp nếu thuộc một trong các trường hợp thuộc mục 2 bài này, nếu không thuộc các trường hợp ấy thì không được xem là vợ chồng

=> Không đăng ký kết hôn vẫn được được công nhận là vợ chồng trong một số điều kiện nhất định

Điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ, chồng

2. Điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng

Mặc dù từ Luật Hôn nhân gia đình 2000 đã không công nhận quan hệ vợ chồng cho những cặp đôi không có đăng ký kết hôn, tuy nhiên vẫn còn 2 ngoại lệ sau, mặc dù không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng:

  • Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987

Khoản 2 điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng

=> Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ

  • Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 và đã đi đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2003

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì:

Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003

=> Nếu đến ngày 01/01/2003 mà họ đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì không được xem là vợ chồng

3. Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn

Khi cả hai sống chung với nhau thì sẽ nảy sinh các vấn đề về con cái, trong đó có quy định về đăng ký khai sinh cho con.

Nếu không có giấy đăng ký kết hôn thì khai sinh cho con thế nào?

Mỗi người đều có quyền được khai sinh nên pháp luật đương nhiên chấp nhận làm khai sinh cho những trẻ em là con của hai người sống như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn

Để biết thủ tục đăng ký khai sinh khi không có đăng ký kết hôn, mời các bạn tham khảo bài:

Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn

4. Câu hỏi thực tế

Chị Nguyễn Hoàng Lưu Anh (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) có thắc mắc như sau: “Tôi và chồng tôi tổ chức đám cưới năm 1985 và chung sống mãi đến nay (có với nhau 2 con) nhưng không có đăng ký kết hôn; vậy tôi và chồng tôi có được pháp luật công nhận là vợ chồng hay không?”.

=> Áp dụng các phân tích tại mục 2, ta được câu trả lời sau:

Vì hai anh chị đã sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nên được công nhận là vợ chồng dù không có đăng ký kết hôn

5. Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản?

Theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

=> Hai người không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì tự giải quyết về quan hệ tài sản, nếu không tự thỏa thuận được thì nhờ Tòa án tiến hành phân chia tài sản.

6. Nguyên tắc chia tài sản của hai bên nam nữ khi họ không được công nhận quan hệ vợ chồng

Để tìm hiểu các nguyên tắc chia tài sản trong trường hợp này, mời các bạn tham khảo bài: Chia tài sản thế nào khi không đăng ký kết hôn?

7. Chưa đăng ký kết hôn có quyền ly hôn không?

Theo khoản 2 điều 53 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

=> Thủ tục này không phải là thủ tục ly hôn mà là thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp các điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ, chồng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button