Hỏi Đáp

Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác ?

Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác? Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng được đăng ký hiến tạng.

Bạn đang xem: Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác ?

1. Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác 2021

Theo quy định tại điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

=> Để được hiến tạng, người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Từ đủ mười tám tuổi trở lên
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Trong đó: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Ví dụ: mua bán, ký hợp đồng…)

2. Quy định về hiến xác

Quy định về hiến xác

2.1 Điều kiện để được hiến xác

Điều kiện để được hiến xác cũng giống như điều kiện để được hiến tạng mà Trường Tiểu học Thủ Lệ nêu tại mục 1 bài này

2.2 Thủ tục đăng ký hiến xác

– Người có đủ điều kiện có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.

– Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến

– Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

  • Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;
  • Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;
  • Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.

– Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến

2.3 Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác

– Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

– Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

  • Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến;
  • Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ;
  • Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

– Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.

Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có nên hiến xác và nội tạng khi mất đi không?

Dễ thấy việc hiến xác, nội tạng có ý nghĩa quan trọng đối với y học và những người bệnh đang ngày đêm mong mỏi được tiếp nối sự sống.

Tuy nhiên hiến xác, hiến nội tạng là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Vậy nên, hãy đăng ký hiến khi bạn thực sự sẵn sàng và không càm thấy sợ hãi

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác 2021? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Người hiến tạng được hưởng những quyền lợi gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button