Hỏi Đáp

Điểm mới Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Nằm trong Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, chiều 22/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Điểm mới Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Luật sửa đổi, bổ sung 04 Điều của Luật Tổ chức Chính phủ (gồm Điều 23, Điều 28, Điều 32 và Điều 40); trong đó bổ sung một số quyền cho Thủ tướng; bổ sung quy định Chính phủ quyết định số lượng biên chế tối thiểu trong các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện… Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cập nhật bản mới nhất của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, mời các bạn cùng tham khảo:

  • Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

Contents

1. Chính phủ quyết định số lượng biên chế tối thiểu

Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi, bổ sung theo hướng Chính phủ có thêm một số quyền như:

– Quyết định số lương biên chế tối thiểu để tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh;

– Quyết định quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;

– Quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

2. Thủ tướng Chính phủ có thêm một số quyền

Luật sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bổ sung một số quyền cho Thủ tướng. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ có thêm thẩm quyền:

– Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức

– Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh

– Thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp lãnh đạo Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có 01 quốc tịch Việt Nam

Đây là nội dung mới được bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phải đáp ứng điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, tức là có thể là người mang nhiều quốc tịch nhưng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam.

4. Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương là giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó:

– Hội đồng nhân dân tỉnh:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 500.000 dân trở lên có tối đa 75 đại biểu (trước là 85 đại biểu)

+ Tỉnh còn lại có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 01 triệu dân trở lên được bầu không quá 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu)

– Hội đồng nhân dân huyện:

+ Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 35 đại biểu; trên 40.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu)

+ Huyện còn lại có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu).

– Hội đồng nhân dân xã:

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2000 dân đến dưới 3000 dân được bầu 19 đại biểu (trước là 20 đại biểu)

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 3000 thì được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu)

+ Xã còn lại có từ 5000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu).

5. Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II

Luật sửa đổi cũng thay đổi cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, cho phép xã loại II được có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã (trước đây chỉ có 01 Phó Chủ tịch); Xã loại I vẫn có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã và xã loại III vẫn chỉ có 01 Phó Chủ tịch xã như trước đây.

6. Không còn khái niệm “họp bất thường”

Ở cả Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khái niệm “họp bất thường” đã được sửa đổi thành “họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất hoặc họp chuyên đề”.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.

Xem thêm

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button