Hỏi Đáp

Thủ tục ly hôn khi không biết rõ nơi ở của vợ/chồng

Với trường hợp ly hôn đơn phương, về nguyên tắc phía nguyên đơn bắt buộc phải cung cấp địa chỉ của bị đơn – người chồng/vợ của họ cho Tòa án. Tuy nhiên khi phía nguyên đơn không biết được nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì làm thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho bạn.

Bạn đang xem: Thủ tục ly hôn khi không biết rõ nơi ở của vợ/chồng

1. Nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi bị đơn có nơi ở, làm việc cuối cùng.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”

Như vậy, trong trường hợp không xác định được chỗ ở hiện tại của bị đơn nên không thể nộp đơn tại Tòa nơi bị đơn đang cư trú thì nguyên đơn có thể nộp đơn ly hôn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc cuối cùng. Tuy nhiên, khi thực hiện theo cách này, nguyên đơn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và gặp những khó khăn nhất định khi phải tiến hành rất nhiều thủ tục để chứng minh được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn.

Theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ để chứng minh được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn. Để làm được điều này, nguyên đơn phải tới các cơ quan nhà nước và cơ quan làm việc cuối cùng để xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn.

Thủ tục ly hôn khi không biết rõ nơi ở của vợ/chồng

2. Nguyên đơn tiến hành thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích để xin ly hôn.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, trong đó khoản 2 có quy định:

“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”

Nếu nguyên đơn cung cấp thông tin, chứng cứ gì về bị đơn và không biết về nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu giải quyết ly hôn thông qua việc yêu cầu Tòa án tuyên bộ người vợ/chồng của mình đã mất tích.

Tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”

Khi lựa chọn cách giải quyết này, nguyên đơn cần cân nhắc về các yếu tố sau:

  • Điều kiện về thời gian để tuyên bố một người mất tích là 02 năm liền trở lên.
  • Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

3. Làm thủ tục vắng mặt khi có căn cứ biệt tích 6 tháng không có tin tức rồi sau đó làm thủ tục mất tích.

Khi làm thủ tục mất tích thì kèm theo cái quyết định tìm người vắng mặt trước đó (bản sao).

Khi yêu cầu tòa tuyên bố vắng măt hay mất tích kèm theo chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. thường thì bạn xin xác nhận của công an về việc vợ/chồng bạn hiện không cư trú tại địa phương và không có thông tin gì. Cái xác nhận của công an địa phương sẽ là căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình đối với Tòa. Khi tuyên bố vắng mặt bạn không thể ly hôn được, mà phải đợi đến khi tuyên bố một người mất tích bạn sẽ ly hôn được.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu đơn khởi kiện ly hôn và cách viết, Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button