Đi bão ngày Tết: Các lỗi thường gặp?
Tết dương là thời điểm “lý tưởng” cho mọi người xuống đường đi bão, tham gia các buổi countdown. Vì số lượng người tỏa ra đường đông đúc nên mọi người thường chủ quan vi phạm các lỗi giao thông.
Bạn đang xem: Đi bão ngày Tết: Các lỗi thường gặp?
Trong bài viết “Đi bão Tết dương: Các lỗi thường gặp?”, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc một số lỗi thường gặp khi đi bão và mức phạt các lỗi này theo quy định mới nhất tại Nghị định 100.
Contents
1. Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Do đó, nếu tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm (đối với các phương tiện có quy định đội mũ) là các bạn đã vi phạm quy định giao thông và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền tùy thuộc vào số người, vị trí người không đội mũ trên xe.
Để biết cụ thể mời các bạn đọc tại đây
2. Điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục phạt thế nào?
Nghị định 100 quy định mức phạt đối với lỗi này như sau:
Phương tiện | Lỗi | Mức phạt |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau | 200.000 đồng đến 400.000 đồng |
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư | 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | |
Mô tô, xe gắn máy | Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư | 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư | 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
3. Vi phạm nồng độ cồn
Chỉ cần bạn có nồng độ cồn trong hơi thở thì bạn sẽ bị xử phạt. Nghị định 100 nâng cao mức xử phạt với lỗi nồng độ cồn, tùy theo từng chỉ số nồng độ cồn mà người vi phạm có thể bị phạt đến hàng triệu đồng, trong một số trường hợp còn bị tước quyền sử dụng GPLX
Cụ thể các mức phạt, mời các bạn đọc tại đây
4. Lỗi chở quá số người quy định
Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
Như vậy, trong những trường hợp bình thường, người điều khiển xe máy chỉ được chở 01 người. Nếu chở quá số người các bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể, mời các bạn đọc tại đây
5. Đi sai làn đường phạt bao nhiêu?
Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
=> Nếu các bạn đi sai làn, các bạn sẽ bị xử phạt theo mức phạt tại đây
6. Tổ chức đua xe phạt thế nào?
Điều 34 Nghị định 100 quy định mức phạt đối với lỗi đua xe như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
=> Các bạn có thể bị phạt tiền, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện.
Người tổ chức đua xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Tổ chức đua xe tại điều 265 BLHS 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân
7. Lỗi đi ngược chiều phạt thế nào?
Mời các bạn đọc mức phạt lỗi đi ngược chiều theo Nghị định 100 tại đây
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho độc giả các lỗi thường gặp khi đi bão. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?
- Lái xe khi đã bị tước bằng lái 2022 bị xử phạt ra sao?
- Bị tước giấy phép lái xe năm 2022 có thi lại không?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp