Hỏi Đáp

Đề xuất bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hiện tại đang có hai phương án. Nội dung chi tiết của hai phương án này mời các bạn cùng tham khảo. Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cập nhật những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về quy định quyết toán thuế Thu nhập cá nhân.

Bạn đang xem: Đề xuất bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

45 khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN mới nhất

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017 mới nhất

Mức giảm trừ gia cảnh năm 2017 mới nhất theo Thông tư 111/2013/TT-BTC

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế và người nộp thuế, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi quy định quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), trong đó có phương án bỏ quyết toán thuế TNCN.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 8 Luật thuế TNCN thì kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trong năm, cá nhân phát sinh thu nhập được cơ quan chi trả tạm khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến, đối với trường hợp không ký hợp đồng lao động thì khấu trừ theo thuế suất 10% đối với thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên từng lần chi trả.

Đề xuất bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập trong năm thì đến cuối năm nếu phát sinh số thuế phải nộp thêm hoặc phát sinh số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thì phải quyết toán thuế.

Bộ Tài chính cho biết, thực tế nhiều cá nhân không nhớ chính xác các khoản thu nhập đã khấu trừ tại nguồn nên việc phải tự tổng hợp thu nhập để xác định có phải nộp thêm hoặc được hoàn hay không là rất khó khăn. Trong thực hiện đã phát sinh nhiều trường hợp khi cơ quan thuế phát hiện vừa bị truy thu thuế vừa bị phạt mặc dù với số tiền không lớn nhưng cũng gây bức xúc cho người nộp thuế.

Nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải sửa đổi lại cách tính thuế để đảm bảo hạn chế tối đa các trường hợp phải quyết toán thuế, đặc biệt là nhóm người làm công ăn lương là người Việt Nam sau khi khấu trừ tại nguồn theo đúng quy định thì không phải quyết toán thuế.

Theo Bộ Tài chính, so với số lượng người nộp thuế thì số lượng cá nhân trực tiếp quyết toán thuế khoảng 1%. Tuy nhiên, số lượng này vẫn gây quá tải cho cơ quan thuế tại thời điểm quyết toán hàng năm. Đại đa số các trường hợp tự quyết toán với cơ quan thuế đều là các trường hợp đề nghị hoàn thuế do trong năm phát sinh thu nhập vãng lai khấu trừ thuế suất 10% đối với thu nhập trên 2 triệu đồng.

Cũng theo số liệu thống kê trong những năm qua thì khoảng trên 50% các trường hợp quyết toán có số thuế chênh lệch nhỏ (bao gồm cả trường hợp nộp thêm và trường hợp được hoàn) nhưng người nộp thuế và cơ quan thuế vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình phức tạp liên quan đến thu ngân sách nhà nước.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế và người nộp thuế, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi quy định quyết toán thuế TNCN theo 2 phương án.

Phương án 1 là bỏ quyết toán thuế, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tính thuế TNCN hàng tháng theo biểu thuế lũy tiến, cuối năm tổ chức chi trả có trách nhiệm tính lại theo thu nhập bình quân 12 tháng để xác định cá nhân phải nộp thêm hoặc nộp thừa và tự bù trừ cho cá nhân. Phương án này không ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân nộp thuế.

Với phương án này, cá nhân làm việc có ký hợp đồng lao động tại nhiều nơi thì tính thuế TNCN hàng tháng theo biểu thuế lũy tiến tại từng nơi và cuối năm không phải gộp chung để tính lại.

Đối với thu nhập vãng lai (không ký hợp đồng lao động) thì khấu trừ theo thuế suất 10% đối với thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên từng lần chi trả, không được tính giảm trừ gia cảnh tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế TNCN khác (kinh doanh, trúng thưởng, đầu tư vốn,…) kể cả có thu nhập vãng lai từ nhiều nguồn.

Cá nhân chỉ được tính giảm trừ gia cảnh tại 1 nơi có tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cá nhân phải tự xác định nơi tính giảm trừ gia cảnh duy nhất trong năm và không được điều chỉnh lại trong năm nếu không thay đổi nơi làm việc.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng nhược điểm của phương án 1 là không phù hợp với thông lệ quốc tế là thuế TNCN phải được tính trên tổng thu nhập trong năm từ tất cả các nguồn và chỉ áp dụng một biểu thuế lũy tiến. Ngoài ra, với nguyên tắc chỉ tính thuế tại nơi khấu trừ và không điều chỉnh lại thì sẽ không thu thuế được từ cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài – như vậy sẽ từ bỏ quyền đánh thuế tại Việt Nam theo các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phương án 2 là vẫn giữ quy định quyết toán thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng bổ sung quy định ngưỡng tiền thuế dưới 300.000 đồng thì không xử lý hoàn thuế hoặc phải nộp thêm.

Tại các văn bản hướng dẫn Luật (Nghị định, Thông tư) sẽ quy định cụ thể về mức khấu trừ đối với thu nhập vãng lai để hạn chế tối đa việc hoàn thuế, nộp thêm thuế.

Nhược điểm của phương án 2 là vẫn còn quy định về quyết toán thuế nên vẫn có thể xảy ra tình trạng phải hoàn thuế, nộp thêm thuế, xử phạt do không quyết toán đúng hạn, quá tải tại thời điểm quyết toán.

Đề xuất giảm thuế TNCN

Bộ Tài chính đề xuất giảm số bậc thuế xuống còn 5 bậc, nới rộng khoảng cách các bậc thấp. Thuế thu nhập cá nhân dự kiến sẽ giảm với nhiều đối tượng.

Báo cáo định hướng chính sách sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập cá nhân, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Tài nguyên vừa được Bộ Tài chính đưa ra. Trong đó, Bộ đề xuất sửa biểu thuế lũy tiến từng phần đối với những cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công nhằm đơn giản hóa, phù hợp và thuận lợi hơn cho người nộp thuế.

Biểu thuế chỉ còn 5 thay vì 7 bậc như hiện tại

Luật Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành quy định biểu thuế lũy tiến gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5 – 35%. Trong đó:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
1 Đến 5 triệu đồng 5%
2 5 – 10 triệu đồng 10%
3 10 – 18 triệu đồng 15%
4 18 – 32 triệu đồng 20%
5 32 – 52 triệu đồng 25%
6 52 – 80 triệu đồng 30%
7 trên 80 triệu đồng 35%

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính thì trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng biểu thuế trên đây không hợp lý. Bên cạnh đó còn dẫn đến nhiều hệ quả vướng mắc như: Giãn cách giữa các bậc thấp quá hẹp, quá nhiều bậc thang, việc nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm khiến số thuế phải nộp tăng. Tuy số thuế phải nộp không nhiều nhưng số lượng quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết.

Người nộp thuế gặp khó khăn trong việc xác định số thuế phải nộp bởi phải xác định thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số lẻ.

Từ thực tế đó, Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc thay vì 7 bậc như hiện tại, quy định lại khoảng cách rộng ở các bậc thuế thấp. Điều chỉnh thu nhập tính thuế ở tầng bậc theo số làm tròn chẵn. Cụ thể như sau:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
1 Đến 10 triệu đồng 5%
2 10 – 30 triệu đồng 10%
3 30 – 50 triệu đồng 20%
4 50 – 80 triệu đồng 28%
5 trên 80 triệu đồng 35%

Có thế thấy, nhờ khoảng cách giãn cách giữa các bậc thu nhập được nới rộng cùng với thuế suất ở các bậc được điều chỉnh xuống thì hầu hết các cá nhân sẽ được giảm số thuể phải nộp so với hiện nay.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button