Giáo Dục

Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2021-2022

Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2021-2022, bao gồm đề thi có kèm theo cả đáp án và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề được thiết kế phù hợp với chương trình môn GDCD lớp 6, bộ sách Cánh Diều và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo nhầm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.

Bạn đang xem: Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2021-2022

Contents

1. Ma trận đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều

TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng. Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Câu hỏi
CH TG (phút) CH TG (phút) CH TG (phút) CH TG (phút) TN TL TG (phút)

1

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

3,5

8

0,5

5

3

1,5

35%

2

Quyền trẻ em

3

7

1

15

1

10

3

1,5

65%

Tổng

40

15

30

15

20

10

10

5

6

3

45

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

9

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Cánh Diều

TT Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Nhận biết: Nhận biết được quyền cơ bản của công dân (c1,c2,c3,1/2c8)

Thông hiểu: 1 số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Vận dụng: Giải quyết tình huống trong việc vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín. (1/2c8)

3,5

0,5

4

2

Quyền trẻ em.

Nhận biết: Khái niệm về quyền trẻ em,các nhóm quyền cơ bản: Sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. ( c4+c5+ c6)

Thông hiểu: Về quyền trẻ em, các nhóm quyền cơ bản và ý nghĩa của nó. (c7)

Vận dụng: quyền và bổn phận của trẻ em trong đời sống thực tế. (c9)

3

1

1

5

3. Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều

PHÒNG GD&ĐT……
TRƯỜNG TH&THCS………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ?

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 4: Quyền trẻ em là gì?

A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

Câu 5: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.
B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C. Quyền được sống chung với cha mẹ.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Câu 6: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 7 (3 điểm): Quyền trẻ em là gì? trẻ em có Những nhóm quyền cơ bản nào? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?

Câu 8: (2 điểm)Trong giờ ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết những gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? Vì sao?

Câu 9: (2 điểm) Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.

4. Đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều

A. Trắc nghiệm. 3 điểm – Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm.

Câu

Câu

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

A

B

A

B. Tự luận. (7 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

1. Khái niệm quyền trẻ em

– Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ

– Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.

2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989

– Theo Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: nhóm quyền sống còn; nhóm quyền bảo vệ; nhóm quyền phát triển; nhóm quyền tham gia.

3. Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em

– Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm

– Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.

– Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,…

1,0

1,0

1,0

2

* Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại

– Giải thích: Việc làm của N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại

2,0

3

* Những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.

– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

– Kính trọng thầy giáo, cô giáo

– Lễ phép với người lớn

– Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè

– Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

2,0

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button