Hỏi Đáp

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần?

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần làm gì? Đô thị hóa là khái niệm được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, mức sống, đô thi hóa cũng mang tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đó, nước ta cần có hành động gì?

Bạn đang xem: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần?

1. Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa chính là quá trình cơ cấu, dịch chuyển cơ cấu kinh tế số lượng dân cư và sự phân bố số lượng dân cư trên một mật độ nhất định. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung thể hiện rõ nhất đó chính là có sự chuyển dịch dân số tập trung vào các thành phố, đô thị lớn.

=> Khái niệm đô thị hóa tập trung vào các ý sau:

  • Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.
  • Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.
  • Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần làm gì?

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần làm gì?

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Ọuá trình đô thị hóa phải gắn liền với sự hình thành và phát triển cùa công nghiệp, là người bạn đồng hành với công nghiệp hóa.

Giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít. Chính sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sờ quan trọng nhất để hình thành và phát triên đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị một khi được hình thành và có cơ sở hạ tâng và cơ sở vật chât kĩ thuật phát triển sẽ trở thành nơi hấp dẫn các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hai quá trình này đan xen vào nhau, dựa vào nhau và cỏ mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

Vì vậy nếu quá trình đô thị hóa không vững chắc, tức là không đi liền với công nghiệp hóa nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vê thiêu việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng như sự suy thoái môi trường sống và nhiêu hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xà hội.

3. Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa bên cạnh việc tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa, chúng ta còn phải chung tay khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa đến môi trường (ô nhiễm môi trường…) bằng cách nâng cao nhận thức ý thức bảo vệ môi trường; cùng giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của đô thị hóa (người nghèo, người thất nghiệp do đô thị hóa…)

Từ lâu, Việt Nam luôn có những chính sách để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình đô thị hoá: Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, phong trào Tết vì người nghèo,… Bên cạnh đó các tổ chức Hội địa phương còn quan tâm phát triển lực lượng tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ xung kích Chữ thập đỏ; Tổ chức các hình thức vận động nguồn lực để trợ giúp các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa.

4. Đặc điểm của đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa có các đặc điểm sau đây:

  • Dân số tập trung vào các đô thị với tốc độ nhanh chóng:

Tại Việt Nam, nhìn chung, các đô thị có số dân tăng trưởng trung bình, các đô thị nhỏ có số dân tăng trưởng chậm, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có số dân tăng trưởng nhanh. Chỉ tính trong hơn 10 năm gần đây, dân số Hà Nội tính đến tháng 4-2009 là 6.451.909 người và tháng 4-2019 là 8.053.663 người

  • Sự phát triển các đô thị đã tạo nên các vùng đô thị hóa cao độ:

Ở Việt Nam, hai vùng đô thị lớn được hình thành và phát triển là Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh lân cận: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24.314,7km2 (chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn quốc), với dân số toàn vùng đến năm 2030 ước tính khoảng 21 – 23 triệu người, trong đó, dân số đô thị khoảng 11,5 – 13,8 triệu người, dân số nông thôn khoảng 9,2 – 9,5 triệu người; khoảng 12  - 13,2 triệu lao động; mức độ đô thị hóa đạt khoảng 55% – 60%

  • Quá trình tập trung hóa dân số vào các thành phố và các khu vực không giống nhau:

Tại Việt Nam, số lượng đô thị tăng nhanh và phân bố không đồng đều trên cả nước, chất lượng đô thị giữa các địa phương, vùng miền trong từng loại đô thị còn chênh lệch nhau rất lớn. Mức độ đô thị hóa cũng khác nhau nhiều giữa các vùng; ở vùng Đông Nam Bộ là trên 72%, trong khi ở vùng trung du và miền núi phía Bắc là dưới 22%

  • Quá trình đô thị hóa làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn:

Đặc trưng này chủ yếu diễn ra tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ mở rộng khu vực đô thị của hai thành phố này là 3,8% và 4% hằng năm.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Các bài viết liên quan:

  • Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương
  • Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?
  • Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
  • Khi đi cùng quãng đường, nếu vận tốc tăng 25% thì thời gian sẽ giảm bao nhiêu %?
  • Tìm tổng của 2021 số tự nhiên liên tiếp đầu tiên

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button