Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?
Đặt cọc mua bán nhà đất là hình thức rất phổ biến để đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất chính thức sẽ được thực hiện một cách chắc chắn. Để tránh rủi ro khi đặt cọc hãy tham khảo quy định về đặt cọc mua bán nhà đất dưới đây.
Bạn đang xem: Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?
Contents
1. Đặt cọc là gì?
Khái niệm về đặt cọc được quy định tại điều 328 bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hơp đồng nếu một trong hai bên không thực hiện giao kết thì sẽ mất số tiền tương đương với số tiền cọc hoặc số tiền theo thỏa thuận của hai bên.
2. Khi mua nhà nên đặt cọc số tiền bao nhiêu?
Luật không quy định cụ thể phải đặt cọc bao nhiêu thì hợp đồng mới có hiệu lực. Việc đặt cọc bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu phần trăm do các bên thoả thuận. Thông thường việc đặt cọc thường chiếm khoảng 10 – 30% giá trị hợp đồng
Tuy nhiên, người mua đặt cọc càng nhiều càng phải cẩn trọng vì dễ gặp rủi ro. Thực tế có không ít trường hợp người mua đã đặt tiền cọc tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện tiếp được thỏa thuận và mất tiền cọc.
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị bổ sung quy định về định mức tiền đặt cọc khi ký hợp đồng mua bán. Theo đó, HoREA cho rằng, định mức hợp lý nhất đặt cọc mua nhà không nên quá 50 triệu đồng.
Theo HoREA, kiến nghị này đưa ra nhằm mục tiêu kiểm soát tình trạng phân lô bán nền, lợi dụng luật dân sự để huy động vốn trong khi luật kinh doanh bất động sản không quy định.
3. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Trước đây việc đặt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 bắt buộc lập thành văn bản tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 thì không bắt buộc. Nếu đặt cọc bằng văn bản cũng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, nếu lập thành văn bản và công chứng thì sẽ dễ dàng hơn khi xảy ra tranh chấp.
Khi đặt cọc, về hình thức có thể viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng, đồng thời nên có người làm chứng hợp đồng đặt cọc.
Về nội dung, hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Thông tin bên bán, bên mua. Xác định đúng, đủ chủ sở hữu hợp pháp của bên bán (có vợ/chồng/con cái/người thừa kế/người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới tài sản được bán hay không?).
– Tài sản mua bán. Lưu ý về giấy tờ pháp lý của tài sản, hiện trạng tài sản, thông tin quy hoạch, tranh chấp,… liên quan tới căn nhà, mảnh đất dự định mua bán.
– Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm 2 bên.
– Tài sản đặt cọc.
– Thời hạn đặt cọc. Nên quy định cụ thể mốc thời gian đặt cọc và tiến độ ký kết hợp đồng mua bán chính thức, thời gian thanh toán.
– Các khoản thuế phí mà bên bán và bên mua phải chịu.
– Các khoản ràng buộc liên quan. Chẳng hạn, nếu đến thời gian thỏa thuận mà bên bán không bàn giao nhà hoặc đất cho bên mua thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và 1 khoản tiền tương đương với giá trị đặt cọc hoặc một số tiền lớn hơn (gọi là tiền phạt cọc) tùy theo thỏa thuận của 2 bên.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, phải đáp ứng được các điều kiện nhất định thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chẳng hạn như người bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ…
– Người tham gia giao dịch bị cưỡng ép, lừa đảo.
– Tài sản giao dịch vi phạm pháp luật.
– Nội dung giao dịch có dấu hiệu mờ ám, vi phạm quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
– Giao dịch đặt cọc không có văn bản rõ ràng.
Điều cần lưu ý trước khi đặt cọc là kiểm tra tính chính danh của chủ nhà. Theo đó, đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có trùng khớp với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
Ngoài ra cũng cần kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không. Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi có bất động sản.
4. Có thể ghi “trả trước” thay vì “đặt cọc”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu “phạt cọc”, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, nếu các bên lập hợp đồng và ghi là “trả trước” thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Trả trước là một phần của số khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp khi các bên không chuyển nhượng nhà đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:
– Bên mua từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
– Nếu bên chuyển nhượng từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu “phạt cọc”, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu ghi “trả trước” mà các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ trả lại những gì đã nhận mà không chịu “phạt cọc”, trừ khi các bên có thỏa thuận khác mà thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Kết luận: Trên đây là quy định về đặt cọc mua bán nhà đất. Để giảm tối đa rủi ro khi đặt cọc, các bên nên nắm rõ các lưu ý trên.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Đất đai – Nhà ở của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất
- Cách tính lệ phí trước bạ nhà đất 2020
- Thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp