Hỏi Đáp

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? Diện tích đất tối thiểu để được tách sổ đỏ là bao nhiêu? Vì những lí do khác nhau mà nhiều người muốn tách miếng đất hiện có của mình thành những miếng nhỏ có cấp sổ đỏ. Đất phải có diện tích bao nhiêu mới được cấp sổ đỏ?

Bạn đang xem: Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

1. Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? thực chất của câu hỏi này chính là việc tách thửa đất

Theo quy định tại điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì để được tách sổ đỏ, thửa đất phải đáp ứng diện tích tối thiểu quy định đối với từng tỉnh.

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Ví dụ:

Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa tại Hà Nội

Theo Điều 3 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND: Hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội như sau:

Khu vực Mức tối thiểu Mức tối đa
Các phường 30m2 90m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn 60m2 120m2
Các xã vùng đồng bằng 80m2 180m2
Các xã vùng trung du 120m2 240m2
Các xã vùng miền núi 150m2 300m2

Điều 3 Quyết định số 20 quy định: Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

– Chiều rộng và chiều sâu từ 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.

– Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng trên đối với các xã còn lại.

– Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

Để biết diện tích tách sổ đỏ tối thiểu đối với các tỉnh thành khác, mời các bạn tham khảo bài: Diện tích tách thửa tối thiểu của 63 tỉnh thành

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp được tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

2. Nhà dưới 30m2 có được cấp sổ đỏ không?

Nhà dưới 30m2 vẫn được cấp sổ đỏ theo trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có diện tích ít hơn diện tích tối thiể quy định tại điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà Trường Tiểu học Thủ Lệ trích dẫn ở trên.

Điều đó có nghĩa là, để được cấp sổ đỏ với diện tích dưới 30m2 thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau (giả sử miếng đất của bạn là ở Hà Nội):

Thứ nhất, thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (là thời điểm Quyết định 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Hà Nội về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận.

Quy định cụ thể được quy định tại Điều 3 Quyết định 58/2009/QĐ-UBND: “Kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất ở có diện tích nhỏ hơn mức diện tích tối thiểu ghi tại Điều 1 được quy định như sau:

1. Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp Giấy chứng nhận:

a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên;

b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2/thửa;

…………

4. Nếu thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày quy định này có hiệu lực thi hành (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2/ Điều này) có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1/ Điều này, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất phải theo quy định về việc cấp phép xây dựng

Thứ hai, thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định tại khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013 như sau:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ

=> Để xem xét việc cấp sổ đỏ đối với đất có diện tích bé hơn 30m2 thì đất của bạn phải đáp ứng được điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên và đất phải có trước khi văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành

3. Tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đo đạc: Thông thường từ 1,8 – 2 triệu đồng/lần (do tổ chức đo đạc báo giá).

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng mức thu dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.

Để biết cụ thể các lệ phí khác khi tách sổ đỏ, mời các bạn tham khảo bài: Tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
  • Sang tên sổ đỏ cho con có mất tiền không?
  • Ly hôn, căn nhà đang trả góp sẽ được phân chia thế nào?
  • Cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button