Bài thu hoạch

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 2022

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 2022. Nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến cho phụ nữ địa phương về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ hội viên Hội phụ nữ, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 2022

Cuộc thi diễn ra trong 3 tuần từ ngày 18/4 – 18/5/2022. Đối tượng dự thi bao gồm: cán bộ, hội viên, phụ nữ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhan dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. (trừ thành viên ban tổ chức và thành phần trực tiếp tham gia vào tổ chức cuộc thi).

Để tham gia thi, các bạn truy cập đường link sau đây: https://myaloha.vn/cuoc-thi/tim-hieu-quy-dinh-phap-luat-ve-binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong-26901

Đáp án thi trắc nghiệm Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Câu 1. Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về bình đẳng giới như thế nào?

A. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng.

B. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

C. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 2. Theo Luật bình đẳng giới 2006,  bình đẳng giới trong lao động được quy định như thế nào?

A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

B. Nam, nữ ngang nhau về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt; ngang nhau về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.

C. nam, nữ có tiếng nói ngang nhau tại nơi làm việc.

D. Nam, nữ được đối xử ngang nhau về tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Câu 3: Luật bình đẳng giới 2006 quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động nào dưới đây?

A. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.

B. Đào tạo, Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.

C. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xức với các chất độc hại.

D. Tất cả phương án trên.

Câu 4.  Luật bình đẳng giới 2006 quy định hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

B. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thức đẩy bình đẳng giới.

C. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

D. Đáp án B và C.

Câu 5. Theo Bộ luật lao đọng năm 2019, lao động nữ sinh đôi trở lên được nghỉ thai sản thêm thời gian bao lâu cho mỗi con?

A. 1/2 tháng.

B.  1 tháng.

C. 2 tháng.

D.  3 tháng.

Câu 6. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ bao lâu mỗi ngày trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?

A. 30 phút

B. 45 phút

C. 60 phút

D. 70 phút

Câu 7: Theo Bộ luật lao động năm 2019, từ năm 2021 – 2035, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ trong điều kiên lao động bình thường được quy định như thế nào?

A. Mỗi năm tăng thêm 4 tháng

B. Mỗi năm tăng thêm 5 tháng

C. Mỗi năm tăng thêm 6 tháng

D. Mỗi năm tăng thêm 7 tháng

Câu 8. Theo Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường năm 2035 được quy định như thế nào?

A. Đủ 55 tuổi

B. Đủ 58 tuổi

C. Đủ 60 tuổi

D. Đủ 62 tuổi

Câu 9. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ bao nhiêu lâu mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?

A. 15 phút.

C. 30 phút.

B. 60 phút.

D. 45 phút.

Câu 10. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ  và đi công tác xa trong trường hợp nào?

A. Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

C. Mang thai từ tháng thứ 6 hoặc từ tháng thứ 4 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

D. Đáp án A và B.

Câu 11. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với người lao động vì lý do nào?

A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

B. Lao động nữ kết hôn; mang thai, nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi

C. Lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Theo Bộ luật lao động năm 2019, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm như thế nào?

A. Được nghỉ thêm 1 thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

B. không được nghỉ thêm

C. nghỉ thêm 12 tháng, được hưởng 50% lương

D. nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương

Câu 13. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ sẽ bị phạt tiền như thế nào?

A. 500.000đ – 1.000.000đ

B. 1.000.000đ – 2.000.000đ

C. 5.000.000đ – 7.000.000đ

D. 500.000đ – 10.000.000đ

Câu 14. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng sẽ bị phạt tiền như thế nào?

A. 5.000.000đ – 10.000.000đ

B. 10.000.000đ- 15.000.000đ

C. 10.000.000đ – 20.000.000đ

D. 15.000.000đ- 30.000.000đ

Câu 15. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định khoản 1 và khoản 3 điều 157 của Bộ luật lao động trừ trường hợp việc làm cũ không còn sẽ bị phạt tiền như thế nào?

A. 3.000.000đ – 5.000.000đ

B. 10.000.000đ – 20.000.000đ

C. 10.000.000đ – 30.000.000đ

D. 20.000.000đ- 30.000.000đ

Câu 16. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày, ngoài hình thức chiujphatj tiền, người lao động cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nào dưới đây?

A. Buộc xin lỗi công khai với người lao động

B. Buộc nhận lại người lao động trở lại làm việc

C. Buộc trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động

D. Đáp án A và B

Câu 17. Theo Luật BHXH năm 2014, điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là như thế nào?

A. Đóng BHXH đủ 3 tháng liên tục trước khi sinh con

B. Đóng BHXH đủ 6 tháng liên tục trước khi sinh con

C. Đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

A. Đóng BHXH đủ 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi sinh con

Câu 18. Theo Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên thì mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng bao nhiêu % mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

A. 100%

B. 85%

C. 75%

D. 65%

Câu 19. Theo Luật BHXH năm 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính thế nào?

A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 10 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 07 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

B. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

C. Số ngày chăm sóc con tối đa là 14 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 14 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 10 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Câu 20. theo Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ việc tối đa khi thực hiện các biện pháp tránh thai như thế nào?

A. 03 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

B. 05 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

C. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

D. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 20 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

Câu hỏi tự luận: Thực trạng triển khai, thực thi pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động của địa phương, đơn vị và đề xuất các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong lĩnh vực lao động.

Mở đầu: giới thiệu đề tài.

Trong thời đại ngày nay, bình đẳng giới đã trở thành một trong những vấn đề của phát triển mang tính toàn cầu. Nói đến bình đẳng giới, về cơ bản là nói đến sự bình đẳng về vị thế, cơ hội và các quyền của phụ nữ với nam giới….

Các luận điểm:

  • Hiện nay việc triển khai thực thi pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động của địa phương, đơn vị như thế nào? (có cuộc thi, vận động, tuyên truyền, chính sách gì?…)
  • Đề xuất các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong lĩnh vực lao động, HoaTieu xin gợi ý các giải pháp chi tiết như:

– Tăng cường mở các lớp tập huấn giảng dạy về kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và có từ đó và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tích cực lao động sản xuất, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

– Nhiều trường hợp, người phụ nữ được tuyển dụng nhưng lại không được đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động vì họ chưa được qua đào tạo nghề. Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi đội ngũ lao động thông qua đào tạo là vấn đề cấp bách.

Người sử dụng lao động còn xem nhẹ vấn đề bảo đảm môi trường và điều kiện làm việc an toàn dẫn tới tình trạng thực tế phụ nữ phải làm việc trong môi trường không an toàn. Vì vậy, cần có các quy định cụ thể và chính sách phù hợp đảm bảo cho biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đạt hiệu quả, góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động trên thực tế.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của người dân trên địa bàn, đặc biệt là nữ giới để họ ý thức được quyền lợi của bản thân. Từ đó giúp cho việc thực thi pháp luật sẽ tích cục hơn.

Kết luận vấn đề.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button