Hỏi Đáp

Đánh phụ nữ có thai xử phạt thế nào?

Đánh người là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý. Vậy hành vi đánh phụ nữ đang mang thai thì bị xử lý thế nào?

Bạn đang xem: Đánh phụ nữ có thai xử phạt thế nào?

Trường Tiểu học Thủ Lệ xin trả lời câu hỏi trên theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

1. Đánh phụ nữ mang thai bị xử phạt như thế nào?

Đánh người là hành vi dùng vũ lực tác động, xâm hại đến thân thể, sức khỏe của người khác.

Đánh người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Trách nhiệm hình sự đối hành vi đánh phụ nữ mang thai

Bộ luật Hình sự 2015 không quy định tội danh “Đánh phụ nữ mang thai” mà chỉ có tội danh “Cố ý gây thương tích” và tình tiết “phạm tối với phụ nữ mang thai” là một tình tiết tăng nặng được quy định tại điều 52 BLHS 2015.

Tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đánh phụ nữ mang thai bị xử phạt như thế nào?

Điểm e khoản 1 điều này dùng cách diễn đạt “phụ nữ mà biết là có thai”, điều này có nghĩa là nếu một người nghĩ rằng người phụ nữ đó có thai (mặc dù trên thực tế người đó có thai hay không) mà vẫn đánh thì đó chính là phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai.

=> Nếu đánh phụ nữ có thai mà tỉ lệ thương tích dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt từ 02 năm đến 05 năm và đối với các tỉ lệ lớn hơn được quy định tại khoản 3 đến 6 thì chịu các hình phạt trong khung đó (có tình tiết tăng nặng là phạm tội với phụ nữ có thai thì sẽ bị tăng hình phạt nhưng không được vượt quá khung đó)

Tình tiết “Đánh phụ nữ có thai” được dùng để định khung thì không được xem là tình tiết tăng nặng nữa.

  • Nếu hành vi đánh phụ nữ có thai nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ tổn thương cơ thể là 1%…) thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:
Hành vi Mức phạt
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

2. Xô xát với phụ nữ gây thương tích thì xử phạt như thế nào?

Tùy theo mức độ của hành vi xô xát và nhận thức của người đánh mà người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo các mức tại mục 1 bài này.

Ví dụ: A đánh B, B đang có thai nhưng mới vài tuần tuổi chưa nhìn rõ được bụng, khi bị đánh nếu B hét lên rằng “tôi đang có thai” nhưng A vẫn cố tình đánh thì dù thương tật chỉ 3% thì A hoàn toàn có thể bị khởi tố theo điểm e khoản 1 điều 134 BLHS 2015.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho độc giả quy định pháp luật liên quan hành vi “Đánh phụ nữ có thai”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Nợ xấu có đi tù không?
  • Hành vi đánh nhau bị xử phạt như thế nào?
  • Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button