Hỏi Đáp

Danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh

Danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh 2022. Đối tượng học quốc phòng an ninh chia làm 5 nhóm đối tượng, ứng với những chương trình học khác nhau. Sau mỗi khóa học quốc phòng an ninh, người học sẽ làm bài thu hoạch và nhận được chứng nhận hoàn thành khóa học.

Bạn đang xem: Danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn đọc về 5 nhóm đối tượng bắt buộc phải học quốc phòng an ninh, được đưa ra trong văn bản Hướng dẫn số 90/HD-HĐGDQPAN của Hội đồng giáo dục Quốc phòng và an ninh trung ương. Đối tượng 4 quốc phòng an ninh, đối tượng 3 quốc phòng an ninh là ai?

1. Đối tượng 1

a) Các cơ quan, tổ chức ở trung ương:

– Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết);

– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu:

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các Ban Đảng ở Trung ương; Đảng ủy ngoài nước, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;

+ Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;

+ Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan của Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương.

– Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.

– Các chức danh: Trợ lý Tổng Bí thư, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Chủ tịch Quốc hội; Trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị; chuyên gia cao cấp.

– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ.

– Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Chủ tịch công ty, Bí thư, Phó Bí thư chuyên trách các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập và các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

– Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

– Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Đại biểu Quốc hội.

d) Sĩ quan cấp Tướng đang công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (các đối tượng khác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không phải là sĩ quan cấp tướng thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

đ) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên (không thuộc các chức danh tại điểm c, b, c, d Mục này).

2. Đối tượng 2

a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cục, vụ, viện, ban, văn phòng và người có hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của tổng cục thuộc bộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch chuyên trách, Ủy viên Thường vụ chuyên trách, Trưởng ban chuyên trách công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Ủy viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng đoàn thể trung ương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng nghiệp vụ, Viện trưởng, Phó Viện trưởng nghiệp vụ, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc đại học quốc gia, đại học vùng và trường đại học trọng điểm; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và các chức danh tương đương; Trưởng phòng và tương đương thuộc đại học quốc gia, đại học vùng và trường đại học trọng điểm; Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao thuộc các bộ, ngành ở trung ương; Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập báo ngành; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp.

b) Kế toán trưởng, Trưởng ban (phòng), Phó Trưởng ban (phòng), Chủ tịch Công đoàn, Kiểm soát viên chuyên trách thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước đặc biệt; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và tương đương ở các tổng công ty, công ty và các cơ quan đơn vị cấp một thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước đặc biệt; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan đơn vị, trực thuộc các cơ quan, tổ chức ở trung ương; Phó Trưởng ban và tương đương Ban Quản lý khu công nghiệp.

c) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các ban, sở, ngành và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy và Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra, Phó Trưởng ban các Ban của Đảng cấp tỉnh; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội; Trưởng ban, Ủy viên chuyên trách mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch công đoàn ngành cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, tòa án nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh; Chánh Thanh tra sở, ngành cấp tỉnh; Chi Cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng thuộc sở cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh; Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập báo địa phương.

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các tổng công ty đặc biệt, tổng công ty và tương đương; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt; Kế toán trưởng của các tập đoàn kinh tế.

đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

e) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 đến dưới 1,3 (trừ các chức danh tại điểm a, b, c Mục này).

3. Đối tượng 3

a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và người có phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban (thuộc vụ), Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (thuộc ban) và các tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan mặt trận và đoàn thể trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; Trưởng phòng và tương đương, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa Học viện khu vực I, II, III, IV thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí Tuyên truyền; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc các học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc báo ngành.

b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp 1 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan đơn vị cấp 2, cấp 3 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó, cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan đơn vị, trực thuộc các cơ quan, tổ chức ở trung ương; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc ban quản lý khu công nghiệp; người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có quy mô vừa trở lên.

c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các tổng công ty thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các Ban Đảng cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Trường Chính trị cấp tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc Thanh tra sở cấp tỉnh; Phó trưởng ban Đảng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng báo địa phương; Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, III và quận thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Chánh án, Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các Công ty cấp I, II, III; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc của các tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Kế toán trưởng của các tổng công ty đặc biệt, tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương Ban Quản lý khu công nghiệp.

đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

e) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ dưới 0,7 không thuộc đối tượng 2 và 4 (từ các chức danh tại điểm a, b, c Mục này).

4. Đối tượng 4

Các đối tượng phải viết bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4 gồm:

a) Chuyên viên không thuộc đối tượng 1, 2, 3; Biên tập viên báo, đài Trung ương, địa phương và báo ngành; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm bộ môn, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; chuyên viên, viên chức các sở, ngành, đoàn thể và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non; giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện và các chức danh tương đương thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh, huyện.

b) Công chức cán bộ không chuyên trách cấp xã (không thuộc đối tượng 3); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, sóc, khóm, tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (dưới đây gọi chung là cấp thôn). Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã thuộc xã; Trưởng các đoàn thể cấp thôn.

c) Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh, hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

d) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Lớp đối tượng 4 là gì?

Lớp đối tượng 4 là là lớp học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 4 (đã nêu tại mục trên). Mỗi năm, lớp học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh sẽ có những chủ đề khác nhau, nhằm bồi dưỡng cho học viên nắm được những nội dung chủ yếu về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh ở cơ sở trước tình hình mới, cũng như những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta và các biện pháp phòng, chống để vận dụng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện ở cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị , địa phương vững mạnh toàn diện, góp phần giữ vững an ninh – chính trị, trật tự – an toàn xã hội tại địa phương.

6. Đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư

a) Thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam; Hồng y, Tổng Giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của các Hội thánh Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của các Hội thánh Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo không thuộc đối tượng 1, 2, 3, 4 quy định tại Hướng dẫn này; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Các đối tượng nêu trong điểm a Mục này, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trường chính trị cấp tỉnh.

b) Chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc; cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp (trừ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác.

Các đối tượng nêu trong điểm b Mục này, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

7. Sửa một số quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh

Nghị định số 139/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, theo đó:

– Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội.

– Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 được quy định như sau:

  • Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố.

– Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn, theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

8. Có phải phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp không?

Theo Điều 22 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 thì việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

2. Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người lao động.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, công an, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp phối hợp tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước thì không bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. Còn người quản lý và lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sẽ thuộc diện được phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh.

Trên đây là giải đáp của HoaTieu cho câu hỏi Đối tượng 1, 2, 3, 4 học quốc phòng an ninh là những ai? theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh ở nước ta hiện nay.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan tại mục Pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button