Hỏi Đáp

Đánh ghen thế nào mới đúng luật?

Hiện nay hành vi “đánh ghen” diễn ra khá phổ biển và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hành vi đánh ghen sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Đánh ghen thế nào mới đúng pháp luật? Trường Tiểu học Thủ Lệ xin được nói rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài viết để có những cách làm và ứng xử đúng luật.

Bạn đang xem: Đánh ghen thế nào mới đúng luật?

1. Đánh ghen là gì?

Đánh ghen được hiểu là việc người vợ hoặc chồng, hoặc người yêu của nhau phát hiện đối phương của mình có sự gian dối trong tình cảm, thân mật với đối phương khác trên mức tình bạn dẫn đến việc vợ hoặc chồng của người đó ghen. Sau đó sử dụng lời nói cay nghiệt, hành động thô bạo tác động lên người có tình cảm thân mật với vợ hoặc chồng, người yêu của họ.

Đánh ghen thế nào mới đúng luật

2. Đánh ghen như nào mới đúng luật?

Đánh ghen đúng luật không khó, nhưng đánh xong còn giữ được vợ hay chồng không lại khó. Do đó, nếu muốn vừa đánh ghen không bị xử phạt, vừa giữ được tình yêu của đời mình thì thiết nghĩ bạn phải hiểu quy định của pháp luật về việc đánh ghen thế nào.

  • Đầu tiên, khi đánh ghen, có lẽ bạn không nên lăng mạ Tuesday và lăng mạ cả họ hàng nhà Tuesday nữa, bởi:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

Nếu nặng hơn, bạn còn có thể bị xử phạt là truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt từ cảnh cáo đến cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù tới 2 năm.

  • Thứ hai, đánh ghen đừng gây đau hoặc gây thương tích

Nếu có thể, thì cứ đánh ghen, nhưng đánh ghen cố gắng đừng gây thương tích cơ thể cho người thứ ba từ 11% trở lên. Bởi nếu không, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tù đến 3 năm.

Đánh ghen thế nào mới đúng luật?

Tuy nhiên, nếu đánh ghen mà xâm hại đến sức khỏe của đối phương ở mức nhẹ thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng theo quy định điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Còn nếu hai bên đánh nhau, mức phạt sẽ là 500.000 đồng – 01 triệu đồng, cũng theo điểm a, khoản 2 Điều 5 Nghị định nêu trên.

Có lẽ, đánh ghen hiệu quả nhất là bạn phải thu thập được chứng cứ xác đáng chứng minh quan hệ ngoại tình của vợ hoặc chồng với tình nhân. Sau đó tiến hành tố cáo đến các cơ quan chức năng (có thể lựa chọn cơ quan công an hoặc UBND cấp xã) hoặc cơ quan làm việc của người ngoại tình với tình nhân (cần lưu ý về hậu họa của sự tố cáo này và sử dụng khi không còn cách nào khác).

Tố cáo hành vi ngoại tình có thể coi là phương án cuối cùng nếu không thể tự mình giải quyết. Do đó, trước khi thực hiện việc tố cáo, bạn có thể nói chuyện thẳng thắn, tử tế với tình nhân và vợ hoặc chồng mình, có thể nhờ đến các tổ chức xã hội can thiệp và làm công tác tư tưởng.

Mặc dù vậy, bạn phải đảm bảo mình sử dụng các ngôn từ lịch sự không mạt sát, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tránh trường hợp vi phạm pháp luật trong cuộc nói chuyện và bị xử phạt không đáng có.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đánh ghen 2021 bị xử lý thế nào, Đánh ghen lột đồ bồ nhí tội gì từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button