Hỏi Đáp

Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên?

Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên? Liệu bạn đọc đã hiểu Đảng viên là ai, những người Đảng viên có vai trò gì, quyền hạn gì chưa? Mời bạn đọc tham khảo bài viết này của Trường Tiểu học Thủ Lệ nhé.

Bạn đang xem: Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên?

Contents

1. Đảng viên là gì?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là người gia nhập và được kết nạp vào đồng thời sinh hoạt trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam, từ Đảng viên có thể hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

2. Nhiệm vụ của Đảng viên

Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành xác định đảng viên có nhiệm vụ:

– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật; giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

3. Vai trò của Đảng viên

Đảng viên có những vai trò sau đối với Đảng và với Tổ quốc:

– Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

– Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

– Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.

– Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng

4. Quyền và nghĩa vụ của Đảng viên

Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng viên có quyền:

– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

– Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

– Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
  • Quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là gì?
  • Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button