Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Chuyện cổ tích về loài người – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Chuyện cổ tích về loài người – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức, nội dung bài thơ nhằm gửi đến bạn đọc thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

(1) Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?

Gợi ý:

– Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên

– Sự ra đời của loài người có điều kỳ lạ:

  • Sự kết duyên của Lạc Long Quân (thuộc nòi Rồng, là con trai của thần Long Nữ) và Âu Cơ ( thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần).
  • Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào lạ thường.

(2) Đọc một bài thơ hoặc một đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.

Gợi ý:

Mẹ mang tất cả hương đồng

Đựng trong nón lá bão giông đã cời

Thương con nhớ cháu bời bời

Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường

Phố cao đứng bóng nắng trườn

Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay

Thăm con mắt mẹ cay cay

Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ

Giọt gầy không gió bơ vơ

Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây

Giọt quệt tay áo trắng mây

Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…

(Trích Thăm con – Nguyễn Tấn On)

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Trích Bầm ơi – Tố Hữu)

Bà ơi cháu rất yêu bà

Đi đâu bà cũng mua quà về cho

Hôm qua có chiếc bánh bò

Bà chia cho cháu phần to nhất nhà

Mỗi lần cháu chạy chơi xa

Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can

Cháu không nói bậy, nói càn

Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…

(Trích Làm nũng bà – Trần Trung Phương)

1.2. Đọc văn bản

a. Sự ra đời của loài người:

– Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

– Khung cảnh thuở sơ khai:

  • Không dáng cây ngọn cỏ.
  • Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
  • Không có màu sắc khác.

b. Sự ra đời của thiên nhiên:

– Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.

– Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.

– Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.

– Sông: giúp trẻ con có nước để tắm

– Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.

– Đám mây: đem đến bóng mát.

– Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

c. Sự ra đời của gia đình:

– Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.

– Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.

– Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

d. Sự ra đời của xã hội:

– Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.

– Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

– Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

– Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

– Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
  • Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

b. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Trích Lời ru trên mặt đất (1978).

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

– Thể thơ: 5 chữ.

c. Bố cục: Tìm hiểu theo mạch nội dung như sau:

– Sự ra đời của loài người.

– Sự ra đời của thiên nhiên.

– Sự ra đời của gia đình.

– Sự ra đời của xã hội.

Bài tập: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

a. Hướng dẫn giải:

– Lựa chọn một đoạn thơ thích nhất.

– Phân tích các hình ảnh trong khổ thơ.

– Cảm nhận chung về khổ thơ.

b. Lời giải chi tiết:

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế. Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

Lời kết

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được ý nghĩa bài thơ.

+ Có thái độ yêu mến, dạy dỗ trẻ em. 

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người

Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em, bài thơ như lời kêu gọi hãy chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ trẻ em. Để hiểu hơn về bài thơ này, mời các em cùng tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:

  • Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người
  • Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người

Một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện cổ tích về loài người

Bài học Chuyện cổ tích về loài người đã nói lên được tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống. Để giúp các em cảm nhận sâu sắc được bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay về văn bản Chuyện cổ tích về loài người dưới đây:

  • Cảm nghĩ của em về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

Hỏi đáp bài Chuyện cổ tích về loài người Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button