Hỏi Đáp

Đặc điểm của pháp luật

Trong cuộc sống ngày nay, tất cả mọi người đều làm việc và hành động tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật có vai trò quan trọng quan trọng, điều chỉnh tất cả các quan hệ trong xã hội. Dù vậy, vẫn còn khá nhiều người thắc mắc về pháp luật là gì? pháp luật có những đặc điểm gì? Trường Tiểu học Thủ Lệ xin phân tích và cũng cấp thông tin gửi đến bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Đặc điểm của pháp luật

Đặc điểm của pháp luật.
Đặc điểm của pháp luật.

Contents

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?

Câu hỏi: Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính xác định chặt chẽ.
  • C. Tính bắt buộc.
  • D. Cả A,B,C.

Đáp án: Chọn D. Cả A,B,C là đáp án chính xác.

Lý giải: Pháp luật bao gồm những đặc điểm như tính xác định chặt chẽ, tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc.

Tại phần 1 đã nêu khái niệm về pháp luật là những quy tắc xử sự chung vì vậy nó có tính quy phạm phổ biến cho tất cả mọi người.

Pháp luật phải rõ ràng, chuẩn xác về mặt nội dung được quy định dưới dạng hành văn do các cơ quan nhà nước có thảm quyền ban hành. Vì vậy nó có tính chính xác chặt chẽ.

Ngoài ra, pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bằng các biện pháp cưỡng chế, vì vậy có tính bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ theo.

3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật?

Mọi công dân đều không được làm những việc trái với quy định của pháp luật.
Mọi công dân đều không được làm những việc trái với quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính thống nhất.
  • C. Tính bắt buộc.
  • D. Tính xác định chặt chẽ.

Đáp án: Chọn B. Tính thống nhất là đáp án đúng.

Lý giải: Tính thống nhất không phải là đặc điểm của pháp luật. Căn cứ vào từng chủ thể, đối tượng, lĩnh vực, trường hợp khác nhau mà pháp luật có những quy định riêng.

Ví dụ:

Pháp luật quy định con cái phải có nghĩa vụ kính yêu, nghe lời cha mẹ; ngược lại cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc con cái.

Quy định tính thuế thu nhập cá nhân với từng đối tượng khác nhau phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng, hàng năm, người phụ thuộc… nên mức đóng thuế của mỗi người là không giống nhau.

4. Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?

– Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung:

Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào.

– Thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị:

Pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội.

– Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận;

– Được thể hiện bằng hình thức sau: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật;

– Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước (các biện pháp mang tính cưỡng chế):

Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về đặc điểm của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button