Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì?
Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì? Các quy định về cử tri gồm những gì? Cử tri là những người nắm giữ lá phiếu quan trọng đối với đất nước, do đó cử tri cũng phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.
Bạn đang xem: Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì?
Contents
1. Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì?
1.1 Độ tuổi của cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội
Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23/05/2021, cử tri phải đủ 18 tuổi trở lên.
=> Độ tuổi của cử tri tính đến ngày được công bố bầu cử là từ đủ 18 tuổi
Ví dụ: A sinh ngày 21/7/2003 thì tính đến ngày 21/7/2021 A đủ 18 tuổi
=> 22/7/2021 trở đi thì A được tính là từ đủ 18 tuổi
1.2 Quy định về danh sách cử tri
Nguyên tắc lập danh sách cử tri được quy định tại điều 29 Luật Bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND 2015 (Luật bầu cử) như sau:
– Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
– Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
– Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
– Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
– Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1.3 Những người không được ghi vào danh sách cử tri
Theo quy định tại điều 30 Luật bầu cử, những trường hợp sau đây không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo
- Người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Những người trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
2. Lịch trình bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND 2021-2026
– Chậm nhất ngày 07/02/2021:
- Thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố;
- Thành lập Ủy ban bầu cử cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp xã.
– Chậm nhất là ngày 17/02/2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
– Từ ngày 22/02/2021 đến 27/02/2021: Các địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử quốc gia.
– Chậm nhất ngày 04/3/2021:
- Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
- Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
– Chậm nhất ngày 14/3/2021:
- Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội;
- Thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
– Chậm nhất là 17 giờ ngày 14/3/2021: Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử.
– Chậm nhất là ngày 19/3/2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 2.
– Chậm nhất ngày 03/4/2021: Thành lập Tổ bầu cử.
– Ngày 13/4/2021: Niêm yết danh sách cử tri.
– Chậm nhất là ngày 18/4/2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 3.
– Chậm nhất là ngày 28/4/2021: Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
– 10 ngày trước ngày bầu cử: Ngừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
– Trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ: Kết thúc vận động bầu cử.
– Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
– Chậm nhất là ngày 02/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
– Chậm nhất là ngày 12/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
– Các địa phương tiến hành tổng kết cuộc bầu cử từ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố kết quả bầu cử cho đến trước ngày 22/6/2021.
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Căn cước công dân sai năm sinh
- Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?
- Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
- Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
- Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp