Hỏi Đáp

Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập ngày nay được đặt ra càng cấp thiết. Bản thân mỗi công dân đều có trách nhiệm chung trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương mình.

Bạn đang xem: Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người dân.

1. Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hòa nhập chứ không hòa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.

Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.

Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.

Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

2. Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.

Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích… và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Hiện nay nhiều nguồn văn hóa đang du nhập vào nước ta khiến nhiều người dần thay đổi nhận thức và đánh mất đi những bản sắc, giá trị dân tộc. Hơn lúc nào hết, lúc này chúng ta, nhất là thế hệ trẻ phải “xung kích” để bảo vệ những giá trị tinh thần lớn lao ấy, để đất nước chúng ta vẫn giữ nguyên được bản sắc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Thế hệ trẻ là mũi nhọn của đất nước trước sự “xâm lược” của văn hóa độc hại. Những người trẻ là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để phát huy vai trò, sức mạnh của mình, thế hệ trẻ nên trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa, tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần của dân tộc.

Thế hệ trẻ là thế hệ sẽ tiếp nối, xây dựng đất nước, chính vì vậy, hơn ai hết họ phải nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của những nét đặc sắc văn hóa, bản sắc dân tộc.  Hi vọng rằng giới trẻ sẽ thực hiện được lời dạy của Bác Hồ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

4. Biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Dưới đây là một số biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc đối với di sản văn hóa tốt đẹp của cộng đồng mình bằng các hoạt động như: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn hoá mới ở các bản, làng, gia đình, dòng họ; xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng; xây dựng các tổ, đội văn nghệ ở các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học, điểm dân cư tại các bản; thường xuyên tổ chức, giao lưu văn hoá các dân tộc nhân các ngày lễ, hội.

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa, như văn hóa vật thể như: kiến trúc nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, phương tiện vận chuyển, nhạc cụ,…); văn hóa phi vật thể như: truyện kể, văn thơ (truyền miệng, chữ viết…), địa chí, hương ước, ca dao, tục ngữ, câu đố, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, ca múa nhạc, dân ca, trò chơi, ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống, lịch sử của địa phương và từng địa danh…

Bốn là, tập trung quy hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với xây dựng hệ thống du lịch ở các địa phương một cách đồng bộ và khoa học, để các hoạt động này nhanh chóng trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, làng, bản, làm cho đời sống văn hoá ở địa phương ngày càng phong phú.

Năm là, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, gắn với sản phẩm đặc trưng du lịch, kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Các bài viết liên quan:

  • Không cần xuất sắc để thành công, bí mật thực sự là gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button