Hỏi Đáp

Công thức tính lương giáo viên

Từ năm 2021, các thông tư quy định về xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông đồng loạt có hiệu lực. Vậy việc xếp lương các giáo viên được thay đổi thế nào? Lương giáo viên được tính theo công thức nào theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT?

Bạn đang xem: Công thức tính lương giáo viên

Contents

1. Công thức tính lương giáo viên

Lương giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Phụ cấp thâm niên – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở:

Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, đáng chú ý là nội dung mức lương cơ sở 2021 sẽ chưa thực hiện điều chỉnh tăng.

=> Vẫn áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu/tháng

  • Hệ số lương:

Hệ số lương đối với từng cấp bậc giáo viên được trích chi tiết tại các mục tương ứng trong bài viết

  • Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng:

Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng bao gồm:

    • Phụ cấp vùng khó khăn, Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp thâm niên: Phụ cấp thâm niên được Trường Tiểu học Thủ Lệ trích dẫn tại mục 6 bài này
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội:

Để biết các mức đóng BHXH, hệ số BHXH, mời các bạn tham khảo bài: Hệ số bảo hiểm xã hội 2021

2. Công thức tính lương giáo viên mầm non

Ngày 20/3/2021, Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực, lương giáo viên mầm non sẽ được xếp theo mức mới, cụ thể:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

1

Giáo viên mầm non hạng III

Hệ số

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Lương

3.129

3.591

4.053

4.515

4.977

5.439

5.900

6.362

6.824

7.286

2

Giáo viên mầm non hạng II

Hệ số

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

3

Giáo viên mầm non hạng I

Hệ số

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3. Công thức tính lương giáo viên tiểu học

Công thức tính lương giáo viên

Mức lương giáo viên tiểu học được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Giáo viên tiểu học hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

2

Giáo viên tiểu học hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên tiểu học hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

4. Công thức tính lương giáo viên THCS

Mức lương giáo viên THCS được quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT:

Hạng

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Giáo viên hạng I

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6,556

7,063

7,569

8,076

8,582

9,089

9,596

10,102

Giáo viên hạng II

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5,960

6,467

6,973

7,480

7,986

8,493

9,000

9,506

Giáo viên hạng III

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3,487

3,987

4,470

4,962

5,453

5,945

6,437

6,929

7,420

5. Công thức tính lương giáo viên THPT

Mức lương giáo viên THPT được quy định Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT:

1

Giáo viên THPT hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.0626

7.5692

8.0758

8.5824

9.089

9.5956

10.1022

2

Giáo viên THPT hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên THPT hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.4866

3.9783

4.47

4.9617

5.4534

5.9451

6.4368

6.9285

7.4202

Lưu ý: Các bảng lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp và mức đóng bảo hiểm

6. Giáo viên có được hưởng phụ cấp thâm niên 2021?

Giáo viên có được hưởng phụ cấp thâm niên 2021

Theo quy định tại Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Luật Giáo dục 2019, giáo viên chỉ còn được hưởng lương, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề còn phụ cấp khác và phụ cấp thâm niên đã bị bãi bỏ.

Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27.

=> Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, cụ thể:

Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có)

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.

Trong đó khoản 3 điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP gồm:

  • Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ cung cấp các quy định về Công thức tính lương giáo viên. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?
  • Chế độ nghỉ ốm của giáo viên
  • Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
  • Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2021
  • Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button