Hỏi Đáp

Con vay tiền, bố mẹ có phải trả nợ thay?

Diễn biến covid phức tạp, tình trạng khó khăn dẫn đến nợ nần tăng cao. Tuy vậy, người nợ và cả chủ nợ không hiểu rõ quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ. Do đó, bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi có phải con vay tiền, bố mẹ phải trả nợ thay?

Bạn đang xem: Con vay tiền, bố mẹ có phải trả nợ thay?

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Có hay không nghĩa vụ trả nợ thay người thân?

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, pháp luật không quy định có tường hợp nào mà người này vay tiền người kia phải đi trả thay. Từ điều luật trên ta thấy rằng, việc người nào vay tiền thì người đó phải có nghĩa vụ trả nợ, không thể trả bằng tiền thì trả bằng hiện vật có cùng trị giá.

Như vậy, không có việc ai đó phải trả nợ thay cho người thân trong gia đình.

3. Bố mẹ có trách nhiệm trả nợ thay con khi con đã lớn không?

Bố mẹ có phải trả nợ thay con không luôn là những câu hỏi xảy ra hàng ngày. Cũng theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ không hề có quy định bố mẹ phải có trách nhiệm trả nợ thay cho con.

Trách nhiệm trả nợ thuộc về chính người vay nợ, chủ nợ không có quyền đòi nợ từ gia đình người vay. Nếu bố mẹ không đứng ra bảo lãnh cho con vay tiền ngay từ ban đầu. Nếu không có thỏa thuận bảo lãnh thì gia đình người vay và số nợ này hoàn toàn không có ràng buộc gì về mặt pháp lý, và bố mẹ có thể từ chối yêu cầu trả nợ từ phía chủ nợ đối với số tiền mà con thực hiện vay nợ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu chủ nợ đâm đơn kiện ra tòa, bố mẹ không có trách nhiệm phải trả nợ thay con khi con đã lớn khôn.

Cũng như vậy, đối với phía ngân hàng, trừ trường hợp bố mẹ tình nguyện trả nợ thay cho con hoặc có hợp đồng bảo lãnh sẽ trả nợ cho khoản vay đó đối với ngân hàng còn nếu không, bố mẹ không có trách nhiệm phải trả số nợ này cho ngân hàng đối với các khoản nợ của con.

Như vậy, khi con đã khôn lớn đủ 18 tuổi, có tài sản riêng thì bố mẹ không có trách nhiệm trả nợ thay cho con.

Con vay tiền, bố mẹ phải trả nợ thay?

4. Con vay tiền, chủ nợ có quyền ép bố mẹ phải trả thay?

Theo quy định của pháp luật thì người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tự xác lập và tự chịu trách nhiệm về giao dịch dân sự của mình với người khác.

Còn đối với người chưa thành niên thì theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015:

“… Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Như vậy, nếu người mượn nợ không trả thì chủ nợ không có quyền đòi nợ từ người thân của họ. Đồng thời theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì cũng không có quy định nào con vay tiền bố mẹ phải trả nợ thay. Do đó, chủ nợ không có quyền ép bố mẹ phải trả tiền thay con. Nếu bị đe dọa và ép như vậy, bạn có thể khởi kiện họ ra tòa về tội thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc tội đe dọa giết người…

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu công văn đòi nợ, Mẫu giấy vay tiền cá nhân với cá nhân từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button