Hỏi Đáp

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là? Trong quy định pháp luật thì bất cứ cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật đều phải chịu hậu quả bất lợi về bản thân mình. Những hậu quả bất lợi đấy được pháp luật quy định cụ thể trong từng hành vi phạm tội nhằm trừng phạt tội phạm. Vậy cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu cụ thể nhé.

Bạn đang xem: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Hiểu đơn giản thì trách nhiệm pháp lý chính là hình phạt, quy định bồi hoàn dành cho người có hành vi vi phạm pháp luật đã đặt ra. Tùy vào từng mức độ vi phạm mà người phạm tội đã thực hiện hoặc không thực hiện.

Hiện có ba loại trách nhiệm pháp lý như sau:

  • Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm pháp lý nặng nhất và có những chế tài buộc người phạm tội phải đi cải tạo như phạt tù có thời hạn, phạt tù vô thời hạn, tử hình. Bên cạnh đó còn đi kèm những trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân.
  • Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm dành cho người vi phạm quy định hành chính nhà nước và thường sẽ bị phạt tiền, hình phạt bổ sung khác.
  • Trách nhiệm dân sự: trách nhiệm hình sự là trách nhiệm liên quan đến bồi thường cho người bị thiệt hại.
Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?
Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

2. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

  1. Hành vi vi phạm pháp luật
  2. Tính chất phạm tội
  3. Mức độ gây thiệt hại của hành vi
  4. Khả năng nhận thức của chủ thể

Trả lời đáp án đúng là A. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là Hành vi vi phạm pháp luật.

Bởi chỉ những hành vi vi phạm pháp luật đã được nhà nước đặt ra, mà công dân có hành vi vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý. Còn những hành vi vi phạm về đạo đức thì phần lớn sẽ chỉ chịu những phản ứng của người xung quanh.

Những đáp án còn lại chưa đúng vì:

B. Tính chất phạm tội là căn cứ xác định mức độ phạm tội của người vi phạm, căn cứ này để xác định hình phạt thỏa đáng cho tội phạm, tính chất phạm tội chỉ xem xét sau khi phát hiện hành vi vi phạm.

C. Mức độ gây thiệt hại cũng để xác định hình phạt thỏa đáng cho người phạm tội và còn để xác định mức bồi hoàn của người đã gây thiệt hại, xét mức độ gây thiệt hại chỉ thực hiện sau khi truy cứu trách nhiệm pháp lý.

D. Khả năng nhận thức của chủ thể chưa đúng vì nếu như không có hành vi vi phạm thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, sau khi truy cứu trách nhiệm pháp lý mới xét đến khả năng nhận thức của chủ thể.

3. Ví dụ về truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước và trong đời sống chúng ta cũng thấy được nhiều trường hợp truy cứu trách nhiệm pháp lý như:

Ví dụ 1: Hành vi vượt đèn đỏ giao thông và bị cán bộ, công an yêu cầu lập biên bản về hành vi vi phạm quy định hành chính nhà nước, cụ thể là vượt đèn đỏ. Hành vi này sẽ bị xử phạt tiền và người vi phạm phải nộp phạt tại cơ quan nhà nước.

Ví dụ 2: Anh D có hành vi đánh anh T khiến anh T bị thương tật lên đến 16%. Bởi vậy anh D đã bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về hành vi cố ý gây thương tích. Trách nhiệm pháp lý này khiến anh D phải cải tạo theo quy định pháp luật. Tại điều 134 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Ví dụ 3: Gia đình chị G và anh K là hàng xóm và sát với nhau. Anh K thời gian qua đã xây dựng khu vực nhà vệ sinh và lấn sang phần đất của nhà chị G. Khi phát hiện chị G đã yêu cầu anh K xây lại và trả phần đất đó, nhưng anh K không thực hiện. Vì thế chị G đã gửi đơn kiện lên cơ quan chức năng và anh K buộc phải thực hiện hoàn trả phần đất của nhà chị G, chịu hoàn toàn mọi chi phí xây dựng và phá dỡ công trình.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Hình sự liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button