Giáo Dục

Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội? Một người bị điều tra và có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội thì cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội đó? Đây là câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 9 gần đây Trường Tiểu học Thủ Lệ nhận được khá nhiều từ bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và cung cấp thông tin chi tiết giải đáp cho vấn đề trên, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

Tòa án là nơi xem xét, giải quyết các vụ việc.
Tòa án là nơi xem xét, giải quyết các vụ việc.

Contents

1. Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

Câu hỏi: Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

  • A. Quốc hội
  • B. Chính phủ
  • C. Viện Kiểm sát
  • D. Toà án.

Đáp án: Chọn D. Toà án là đáp án đúng.

Lý giải: Vì Tòa án là nơi xem xét, giải quyết các vụ việc, có quyền hạn đưa ra những quyết định, phán quyết để giải quyết, xét xử đối với các chanh chấp,vụ việc đó.

– Không chọn đáp án  A. Quốc hội vì:

Theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (SĐBS 2020) thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

– Không chọn đáp án B. Chính phủ vì:

Theo quy định của Hiến pháp thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

– Không chọn đáp án C. Viện Kiểm sát vì:

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì thế Toà án là cơ quan có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội. Các cơ quan còn lại không có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội.

2. Ai có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng.

Câu hỏi: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?

  • A. Công an.
  • B. Viện Kiểm sát, Tòa án.
  • C. Giám đốc công ty.
  • D. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.

Đáp án: Chọn 2 đáp án A. Công an và đáp án B. Viện Kiểm sát, Tòa án là đáp án đúng.

Lý giải:

Căn cứ pháp lý tại điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Như vậy, người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (cũng có thể hiểu là thủ trưởng cơ quan điều tra công an) Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện VKSQS các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Những đán án còn lại đều không chính xác.

3. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định?

Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện các chức năng xem xét, giải quyết các vụ việc và thi hành án bao quát trên 3 lĩnh vực hành chính, dân sự, hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội bằng quyền lực nhà nước.

3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính và dân sự

Theo Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Khoản 1 Điều 36 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự và hành chính đều gồm có:

– Tòa án;

– Viện kiểm sát.

Trong tố tụng dân sự và hành chính thì không có cơ quan điều tra mà chỉ có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng.

3.2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gồm có:

– Cơ quan điều tra;

– Viện kiểm sát;

– Tòa án.

Trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan này có thẩm quyền, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác minh sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin và phân tích trả lời câu hỏi Cơ quan nào có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Học tập mảng Tài liệu và Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Giáo dục

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button