Hỏi Đáp

Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông ?

Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2022? Tham gia giao thông là hoạt động thường nhật của người dân. Vì vậy an toàn giao thông chắc hẳn cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông thì không phải ai cũng biết. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là gì? Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2022? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông ?

1. Tội phạm an toàn giao thông

Tội phạm an toàn giao thông là những hành vi phạm tội vi phạm, xâm phạm quy định giao thông với những tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017).

Ví dụ: tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS.

2. Dấu hiệu pháp lý là gì?

Dấu hiệu pháp lý là gì?

Dấu hiệu pháp lý là những dấu hiệu dùng làm cơ sở để xem xét hành vi của một người có vi phạm quy định pháp luật hay không.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là những căn cứ xem hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông của một người có phải là hành vi phạm tội hay không. Muốn biết hành vi của một người có phải là tội phạm hay không ta phải xét hành vi đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh không

3. Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông?

Có 4 dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông như sau:

  • Mặt chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Hai là, mặt chủ quan của tội phạm: Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)
  • Ba là, mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.
  • Bốn là, mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động.
  • Phải có đủ bốn yếu tố này mới cấu thành tội phạm. Thiếu một trong bốn yếu tố này, thì không phải là tội phạm. Ví dụ: Chị A bị tâm thần điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ gây tai nạn liên hoàn thì không điều kiện đáp ứng dấu hiệu về mặt chủ thể, cụ thể ở đây là không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó chị A không phải là tội phạm an toàn giao thông.

4. Ví dụ về dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông

Ví dụ dấu hiệu pháp lý, cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS:

Chủ thể: Người nào tham gia giao thông đường bộ (có năng lực trách nhiệm hình sự)

Khách thể: Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Mặt khách quan:

  • Hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ

Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của BLHS mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

  • Địa điểm (nơi vi phạm là nơi dành cho giao thông đường bộ)…
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm

Mặt chủ quan: Lỗi vô ý

5. Các tội phạm an toàn giao thông

Tội phạm an toàn giao thông có mấy nhóm và được quy định tại đâu?

Tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) và được chia thành năm nhóm như sau:

  • Nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được quy định từ Điều 260 đến Điều 266 và gồm 7 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy được quy định từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284 và gồm 6 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt được quy định từ Điều 267 đến Điều 271 và gồm 5 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường hàng không được quy định từ Điều 277 đến Điều 280 và gồm 6 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm công trình giao thông, chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam được quy định từ Điều 281 đến 284 gồm 4 tội.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông? và những dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Việc xác định đúng cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mảng Hỏi đáp pháp luật.của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button