Hỏi Đáp

Có hay không việc cắt phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1/7

Có hay không việc cắt phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1/7? Đây là vấn đề được rất nhiều giáo viên quan tâm khi mà hiện tại Luật giáo dục 2019 đã chính thức có hiệu lực thực thi.

Bạn đang xem: Có hay không việc cắt phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1/7

  • Nghị quyết 102/NQ-CP 2020 giải pháp biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế
  • Bảng lương giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp mới

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Trong khi chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng, nhiều giáo viên lo lắng thu nhập bị giảm sút.

Cụ thể, theo Luật Giáo dục 2019, từ ngày 1/7, nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Trong khi đó, Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Nhiều giáo viên không thuộc diện đặc thù trên lo lắng không còn được hưởng phụ cấp thâm niên.

Một giáo viên ở Bình Dương chia sẻ: “Khoản thu nhập của tháng 7 mà chúng tôi được nhận vào ngày 2/7 mới đây đã bị cắt đi khoản phụ cấp thâm niên. Trước đây, tôi được nhận 6,2 triệu đồng/tháng, giờ chỉ còn khoảng 5,8 triệu đồng. Có những giáo viên nhiều năm công tác, sắp sửa về hưu thì nhiều nhất bị giảm hơn 2 triệu đồng”.

Một số giáo viên ở Hải Dương cũng cho biết đã nhận được thông báo tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi nào có chỉ đạo mới từ cấp trên.

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác, khoản phụ cấp này vẫn được chi trả bình thường.

Contents

Có thể được truy lĩnh phụ cấp thâm niên?

Theo ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) cho hay, nếu theo Nghị quyết 27 thì chế độ tiền lương mới sẽ thực hiện từ 1/7/2020. Do đó, khi xây dựng Luật Giáo dục 2019 lấy mốc này áp dụng để chuyển tiếp phù hợp với Nghị quyết 27.

Song, hiện thời gian áp dụng chế độ tiền lương mới bị lùi so với kế hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, phụ cấp thâm niên không hẳn thực hiện theo Luật Giáo dục 2019 mà còn theo Nghị quyết 35 của Quốc hội và được quy định trong Nghị định của Chính phủ. Do Luật Giáo dục 2019 không quy định cụ thể chứ cũng không nói là bỏ phụ cấp thâm niên, nên Bộ GD-ĐT đã có công văn trao đổi với Bộ Nội vụ và báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến cho vẫn tiếp tục thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên cho đến khi có chính sách tiền lương mới”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng cho hay, chính sách tiền lương mới theo lộ trình dự kiến thực hiện vào 1/7/2022.

Như vậy, các chế độ chính sách về lương và phụ cấp, trong đó có cả phụ cấp thâm niên mà giáo viên đang được hưởng hiện nay vẫn được giữ nguyên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27.

Theo ông Bình, hiện nay, một số địa phương đã tạm dừng và giữ lại phần phụ cấp thâm niên cho giáo viên để “chờ” khi có chính sách tiền lương mới thì phát sau.

“Các địa phương sẽ không cắt đi khoản đó của giáo viên đâu mà chỉ như tạm giữ lại. Tạm dừng lại khác với cắt hẳn. Tức là nếu Thủ tướng thông qua đề xuất của Bộ GD-ĐT thì giáo viên sẽ được truy lĩnh lại”, ông Bình phân tích.

Lương mới của giáo viên xếp theo trình độ được đào tạo

Liên quan đến lương của giáo viên, theo ông Bình, Bộ đang xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN), xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trước khi ban hành.

Theo đó, áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 – 4,06) đối với giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV có trình độ trung cấp; áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 – 4,89) đối với GV mầm non hạng III, giáo viên tiểu học và THCS hạng IV có trình độ CĐ.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II; giáo viên tiểu học, THCS, THPT hạng III có trình độ ĐH được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 – 4,98).

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I, giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 – 6,38). CDNN giáo viên tiểu học, THCS, THPT hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 – 6,78).

“Theo Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên mầm non nâng trình độ chuẩn từ trung cấp lên CĐ, tiểu học nâng trình độ chuẩn từ trung cấp lên ĐH, giáo viên THCS nâng chuẩn từ CĐ lên ĐH, nên việc xếp lương thay đổi.

Theo đó, việc xếp lương đối với giáo viên mầm non theo bằng CĐ (hệ số lương khởi điểm 2,10); giáo viên tiểu học, THCS là theo bằng ĐH (hệ số lương khởi điểm 2,34) khắc phục việc giáo viên mầm non, tiểu học mới được tuyển dụng, hết thời gian tập sự có bằng CĐ, ĐH mà xếp lương trung cấp (hệ số lương khởi điểm 1,86) và giáo viên THCS có bằng ĐH mà xếp lương CĐ (hệ số lương khởi điểm 2,10) như lâu nay”, ông Bình nói.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button