Giáo DụcLớp 7

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – Ngữ văn 7

Bạn đang xem: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – Ngữ văn 7

Qua bài giảng Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động các em cần nắm được các khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Qua đây các em cần nắm rõ nội dung để vận dung vào làm bài tập. 

Tìm chủ ngữ trong các câu sau:

(1) Mọi người yêu mến em.

(2) Em được mọi người yêu mến.

  • Mọi người / yêu mến em.

     C                        V

  • Em / được mọi người yêu mến.

      C                    V

Chủ ngữ của hai câu trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào?

  • Ở câu (1), chủ ngữ “Mọi người” là chủ thể của hành động “yêu mến” hay “em” là chủ thể của hoạt động “yêu mến”.
  • Ở câu (2), chủ ngữ “Em” là chủ thể của hành động “yêu mến” hay “mọi người” là chủ thể của hoạt động “yêu mến”.

Câu (1) là câu chủ động, câu (2) là câu bị động. Vậy thế nào là câu chủ động và thế nào là câu bị động?

→ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác – chủ ngữ chỉ chủ thể hành động.

→ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào – chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động.

1.2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Cho hai câu:

(1) Mọi người yêu mến em.

(2) Em được mọi người yêu mến.

Hãy chọn câu thích hợp để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn văn sau và giải thích tại sao em lại làm như vậy:

– Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay … Tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

(Theo Khánh Hoài)

  • Câu (a) được chọn để điền vào đoạn trích:

– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 

Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

  •  Câu (a) được chọn vì nó giúp các câu văn trong đoạn văn liên kết chặt hơn. Câu trước đó đã nói về Em tôi, nên câu điền vào cũng nói về Em cho dễ hiểu.

1.3. Ghi nhớ

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người hoặc vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động của người, vật khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hoạt động).
  • Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

2. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Để nắm được các khái niệm cũng như mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, các em có thể tham khảo

bài soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng – Ngữ văn 7

Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh

Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh – Ngữ văn 7

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button