Hỏi Đáp

Chuyển đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam như thế nào?

Chuyển đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam như thế nào?

Những trường hợp nào được đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam? Thủ tục đổi như thế nào? Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài? Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ bài viết Chuyển đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam như thế nào?

Bạn đang xem: Chuyển đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam như thế nào?

Hướng dẫn sang tên xe khi chỉ có giấy viết tay

Cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản, đúng hay sai?

Các thủ tục chuyển đổi Bằng Lái Xe nước ngoài và nơi đổi Bằng Lái Xe quốc tế

Chuyển đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam như thế nào?

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 quy định:

Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;

Nội dung giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này;

Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

Trường hợp bằng lái xe cấp cho cá nhân của nước ngoài có giá trị sử dụng trên lãnh thổ quốc gia đó chính vì thế khi lưu hành tại Việt Nam, cá nhân đó phải làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Theo đó, cá nhân phải làm thủ tục chuyển đổi, cấp đổi. Hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe quy định tại điều 57, 58 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT (sửa đổi bằng Thông tư 38/2013/TT-BGTVT và Thông tư 48/2014/TT-BGTVT):

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

1. Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài), bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư Thông tư 46/2012/TT-BGTVT; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao chụp thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài;

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c bên trên và giấy phép lái xe nước ngoài.

Thông tư 46/2012/TT-BGTVT cũng quy định về những trường hợp không được cấp đổi giấy phép lái xe bao gồm:

a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định; có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài có dấu hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp mà không được xác minh;

b) Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp nhưng không có trong bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);

c) Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp.

Như vậy, khi làm xong tất cả các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt nam về cấp đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài thì cá nhân, pháp nhân nước ngoài sẽ có đầy đủ những giấy tờ pháp lý cho hoạt động tham gia giao thông của cá nhân mình.

Tùy từng trường hợp, hồ sơ thủ tục đổi GPLX gồm có những giấy tờ sau đây:

1. Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc người nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam với thời gian 3 tháng trở lên và khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam:

a. Đơn xin đổi giấy phép lái xe (theo mẫu) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý người nước ngoài tại Việt Nam (sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở kinh tế đối ngoại các tỉnh, thành phố, văn phòng đại diện nước ngoài, các công ty liên doanh, công ty có 100% vốn nước ngoài, thủ trưởng cơ quan nơi người nước ngoài làm việc, học tập).

b. Giấy phép lái xe nước ngoài (bản photocopy).

c. Bản dịch hợp lệ giấy phép lái xe ra tiếng Việt Nam.

d. Bản sao hộ chiếu.

đ. Ba ảnh màu cỡ 3×4.

Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam thì thời hạn GPLX có hiệu lực từ khi đổi đến khi xuất cảnh nhưng không vượt quá thời gian quy định của GPLX Việt Nam.

2. Người Việt Nam (mang Quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp GPLX quốc tế hoặc quốc gia còn giá trị sử dụng nay về nước với thời gian 3 tháng trở lên, rồi sau đó lại ra nước ngoài cư trú, công tác, học tập:

a) Đơn xin đổi GPLX (theo mẫu).

b) Bản photocopy GPLX nước ngoài.

c) Bản dịch hợp lệ GPLX nước ngoài ra tiếng Việt Nam.

d) Hai ảnh màu cỡ 3×4.

Khi nộp hồ sơ thủ tục đổi GPLX, phải xuất trình hộ chiếu và GPLX nước ngoài để đối chiếu với hồ sơ.

3. Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp GPLX quốc tế hoặc quốc gia còn giá trị sử dụng nay về nước công tác, làm ăn sinh sống.

a) Đơn xin đổi GPLX (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan, tổ chức (nơi hiện công tác học tập) hoặc chính quyền địa phương (nơi cư trú) về việc đã về nước cư trú, làm ăn sinh sống.

b) Bản photocoppy hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, thời gian sử dụng, họ tên, ảnh người được cấp và trang thi thực nhập cảnh trở về Việt Nam.

c) Bản dịch hợp lệ GPLX nước ngoài ra tiếng Việt Nam.

d) Giấy chứng nhận sức khỏe phải được bệnh viện đa khoa cấp huyện hoặc tương tương trở lên cấp. Thời hạn kể từ ngày cấp giấy chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ xin đổi GPLX không quá một năm.

đ) Hai ảnh màu cỡ 3×4.

Khi nộp hồ sơ thủ tục đổi GPLX, phải xuất trình hộ chiếu và GPLX nước ngoài để đối chiếu.

Thời hạn trả hồ sơ cho cả 4 đối tượng kể trên là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Mức thu lệ phí là 30.000 đồng.

Không nhận hồ sơ đổi, nếu GPLX nước ngoài đã hết giá trị sử dụng, hoặc có hiện tượng tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi GPLX hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button