Hỏi Đáp

Quyền từ chối giám định ADN

Giám định ADN hiện nay còn khá xa lạ đối với người dân. Người ta thường không quan tâm và nắm bắt nó. Vậy, Quyền từ chối giám định ADN được quy định như thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Quyền từ chối giám định ADN

1. Giám định ADN là gì?

ADN là Axit DeoxyriboNucleic, nó tồn tại trong nhân tế bào, nhiễm sắc thể để lưu trữ thông tin di truyền của con người và sinh vật. Một đoạn ADN sẽ mang thông tin di truyền (gen) với một nửa được thừa hưởng từ bố và nửa kia sẽ được thừa hưởng của mẹ.

Giám định ADN là phân tích và so sánh đoạn ADN đã tách chiết được từ tế bào trong cơ thể như máu, mô, chân tóc, tinh dịch hay dấu vết sinh học có chứa ADN đã để lại trên hiện trường … nhằm truy tìm tung tích nạn nhân, thủ phạm hay xác định quan hệ huyết thống

2. Quyền từ chối cung cấp, giám định ADN

Hiện nay pháp luật chưa quy định rõ ràng về quyền từ chối giám định ADN. Theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm“.

Do đó, bạn có quyền từ chối cung cấp, giám định ADN.

Quyền từ chối giám định ADN

3. Một số câu hỏi liên quan đến giám định ADN

3.1 Giám định ADN hết bao nhiêu tiền?

Giám định ADN không có một quy định pháp luật nào cụ thể quy định về bảng giá. Hiện nay, tại Hà Nội chi phí giám định ADN như sau:

Xét nghiệm ADN cha, mẹ con tự nguyện : 2.500.000 – 3.600.000 đồng

Xét nghiệm ADN con ngoài giá thú: 3.500.000 – 5.000.000 đồng

Xét nghiệm ADN xác định quyền thừa kế: 6.620.000 đồng

Giám định ADN hài cốt: 6.000.000 đồng

3.2 Có quyền từ chối giám định ADN không?

Theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Bạn có thể có quyền từ chối giám định ADN dựa vào quyền lợi của mỗi người được pháp luật nêu rõ. Tuy nhiên, nếu khi giải quyết vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền bắt buộc để giải quyết các vụ việc thì bạn nên hợp tác để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng.

3.3 Cưỡng chế giám định ADN được không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

Điều 9. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đương sự theo quy định của Luật này.

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu xét thấy mình không thể thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến giám định ADN thì người dân có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc và yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc giám định ADN nếu như cá nhân không thể làm được việc đó.

Lúc này, dựa vào trách nhiệm và quyền hạn của mình, Tòa án sẽ có phương thức thuyết phục, giải thích… để giám định ADN đối với người đó.

3.4 Nhận cha con có bắt buộc phải làm xét nghiệm ADN?

Hiện tại, nhận cha con không bắt buộc phải làm xét nhiệm ADN, có thể dựa vào sự tin tưởng của cá nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết. Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp những chứng cứ khác như thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha, con.

Làm xét nghiệm ADN chỉ giúp người ta có thể yên tâm hơn rằng đây đúng là con hoặc cha ruột của mình chứ quy định pháp luật thì không yêu cầu điều đó.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Giấy từ chối nhận di sản, Đơn xin xác nhận dân sự từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button