Hỏi Đáp

Chồng đòi ly hôn vì không sinh được con trai có được không?

Nhiều người Việt Nam có tư tưởng cổ hủ “Trọng nam khinh nữ”. Cũng chính vì cái tư tưởng đó mà có những cặp vợ chồng sau khi lấy nhau về, người vợ không sinh được con trai thì người chồng đòi ly hôn. Chồng đòi ly hôn vì không sinh được con trai có được không? Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời nhé.

Bạn đang xem: Chồng đòi ly hôn vì không sinh được con trai có được không?

Contents

1. Có được ly hôn khi vợ không sinh được con trai?

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ thêm Tiểu mục a.1 Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP giải thích: Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Như vậy, pháp luật sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của người chồng khi vợ không sinh được con trai mà chỉ có những lý do nêu tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, Tòa án mới xem xét và chấp nhận khi có căn cứ rõ ràng.

Hơn nữa, hiện nay không có một bằng chứng khoa học xác thực nào thể hiện việc sinh con gái là do gen từ mẹ. Do đó, vấn đề này không chỉ liên quan đến pháp luật mà còn ảnh hưởng đến đạo đức. Chính vì vậy, vợ chồng phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Chồng đòi ly hôn vì không sinh được con trai có được không?

2. Cách trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn

Vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thật sự là đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng hay không. Do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh những vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/sinh con/đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn xin ly hôn mới nhất , Cách viết đơn xin ly hôn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button