Hỏi Đáp

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. Người nghèo luôn là đối tượng được nhà nước quan tâm và có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống cho họ trong đó có chính sách hỗ trợ tiền điện. Vậy chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo được thực hiện thế nào? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Contents

1. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện thế nào? Mức hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo là bao nhiêu?

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo được thực hiện theo Thông tư 190/2014/TT-BTC

1.1 Hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện thế nào?

Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo năm 2021 được quy định như sau:

  • Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
  • Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

1.2 Phương thức hỗ trợ tiền điện cho người nghèo

Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội

2. Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền điện không?

Hỗ trợ tiền điện theo quy định tại Thông tư 190/2014/TT-BTC được áp dụng với các đối tượng sau:

  • Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg.

Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

  • Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg không thuộc diện hộ nghèo phía trên.

=> Hộ cận nghèo không thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo Thông tư 190.

3. Chính sách khắc phục khó khăn cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid

Trong thời điểm dịch dã hoành hành, nhiều nơi phải thực hiện các biện pháp giãn cách, công việc bị ảnh hưởng, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ các cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch như sau:

  • Chi hỗ trợ lần 2 mua nhu yếu phẩm cho công nhân TP.HCM
  • Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM sẽ hỗ trợ mua nhu yếu phẩm khẩn cấp lần 2 cho đoàn viên lao động khó khăn do dịch
  • Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 vì Covid-19
  • TP.HCM hỗ trợ tuyến đầu chống dịch 1,5 – 10 triệu đồng/người theo Công văn 6277/SYT-KHTC
  • Nhiều chính sách thuế, BHXH, lao động sắp được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị quyết 105/NQ-CP
  • Hỗ trợ tiền ăn 1 triệu đồng/người với NLĐ thực hiện “3 tại chỗ” theo Quyết định 3089/QĐ-TL
  • Bổ sung đối tượng miễn đóng đoàn phí công đoàn theo quy định tại Công văn 2475/TLĐ
  • Giảm tiền điện theo Công văn 4748/BCT-ĐTĐL

Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa cung cấp cho bạn đọc những chính sách hỗ trợ tiền điện với người nghèo và các chính sách khác hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button