Hỏi Đáp

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương

Nâng cấp gói PRO để trải nghiệm KHÔNG quảng cáo, tải toàn bộ file cực nhanh chỉ từ 79.000đ
Mua ngay

Ly hôn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên nếu đời sống hôn nhân trầm trọng đến mức phải ly hôn thì việc chia tài sản khi đơn phương ly hôn thế nào? Bài viết sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Chia tài sản khi ly hôn đơn phương

Contents

1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cụ thể như sau:

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 600 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 400 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương

2. Phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương được chia theo 2 cách như sau:

Cách 1: Chia tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng

Theo quy định thì cách này được Tòa án ưu tiên để có thể giải quyết theo quyết định của các bên trên nguyên tắc tôn trọng sự bình đẳng và quyền tự định đoạt của mỗi người. Pháp luật không quy định bất kỳ hình thức chia này. Nếu những vấn đề mà vợ chồng thỏa thuận được với nhau mà không trái luật thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và ghi vào bản án.

Cách 2: Tòa án sẽ phân chia tài sản

Nếu khi việc thỏa thuận không đồng nhất được quan điểm với nhau thì vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết dựa vào nguyên tắc:

  • Tài sản chung được chia đôi nhưng sẽ xét đến các yếu tố:

Hoàn cảnh gia đình của 2 bên

Công sức đóng góp của vợ, chồng trong khối tài sản chung

Bảo vệ lợi ích trong sản xuất kinh doanh của mỗi bên

Lỗi của mỗi bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng

  • Tài sản chung được chia bằng hiện vật, không chia được mới chia theo giá trị. Nếu bên nhận tài sản có giá trị lớn hơn thì phải bù bằng khoản tiền vượt quá cho người kia.
  • Tài sản riêng thuộc sở hữu riêng, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập chung.
  • Khi phân chia, Tòa án sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự.

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1 Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm sao?

Trong trường hợp chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn thì người vợ không việc gì phải lo lắng. Pháp luật luôn tạo sự công bằng và bình đẳng cho mỗi người. Việc tự phân chia tài sản sẽ giúp bạn có thể đỡ mất thời gian và tốn kém tiền hơn khi phải giải quyết tại Tòa án. Còn nếu chồng không chịu chia tài sản, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản. Lúc này cho dù chồng bạn có không chịu thì cũng phải chia tài sản vì đây là mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

3.2 Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không?

Đơn phương ly hôn cũng như ly hôn bình thường. Chỉ khác là nó xuất phát từ một phía, còn phía kia không đồng ý ly hôn. Việc chia tài sản trong trường hợp này không phụ thuộc vào đơn phương hay không mà được chia tài sản. Sở dĩ, tài sản vợ chồng có được là nhờ công sức lao động và công sức đóng góp của cả hai người. Do vậy, đơn phương ly hôn vẫn được chia tài sản chung.

3.3 Ly hôn đơn phương tranh chấp tài sản giải quyết thế nào?

Khi ly hôn đơn phương ít nhiều luôn xảy ra tranh chấp khi giải quyết phân chai tài sản. Bởi vì lúc này, khi xuất phát điểm là ý chí của một người muốn ly hôn, người kia nhất quyết không đồng ý thì ít có trường hợp phân chia tài sản lại có thể thỏa thuận được.

Do đó, trong trường hợp này các bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản cho mình. Dựa vào các nguyên tắc phân chia, Tòa án sẽ giải quyết đúng pháp luật và bảo vệ lợi ích cho mỗi bên.

3.4 Luật chia tài sản khi ly hôn 2023?

Cho đến hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chúng ta vẫn chưa hề có Luật nào gọi là Luật chia tài sản khi ly hôn. Nếu bạn muốn tìm hiểu quy đinh pháp luật liên quan đến chia tài sản khi ly hôn thì bạn có thể tìm đọc Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Biên bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng, Người ngoại tình sẽ bất lợi hơn khi chia tài sản ly hôn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button