Hỏi Đáp

Chi tiết cách tính lương giáo viên

Quy định về xếp lương giáo viên các cấp

Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ một số quy định về cách xếp lương giáo viên để các bạn đọc hiểu rõ hơn về chi tiết cách tính lương giáo viên hiện nay.

Bạn đang xem: Chi tiết cách tính lương giáo viên

  • Sẽ thực hiện tốt chính sách, chế độ tiền lương để giáo viên yên tâm công tác
  • Cán bộ, viên chức giáo dục vi phạm giao thông sẽ bị kiểm điểm hạ thi đua

Sau đây là chi tiết cách xếp lương giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp.

1. Giáo viên được phân thành 4 hạng

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Theo đó, viên chức được phân loại dựa vào vị trí việc làm và theo chức danh nghề nghiệp (căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP):

– Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý, chỉ thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;

– Theo chức danh nghề nghiệp: Viên chức được phân loại theo thứ tự từ cấp độ cao xuống thấp gồm: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Riêng giáo viên, tùy vào cấp học khác nhau mà được phân loại khác nhau. Cụ thể:

– Giáo viên mầm non: Gồm hạng II, mã số: V.07.02.04; hạng III mã số V.07.02.05; hạng IV mã số V.07.02.06 (theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV);

– Giáo viên tiểu học: Gồm hạng II mã số V.07.03.07; hạng III mã số V.07.03.08 và hạng IV mã số V.07.03.09 (theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV);

– Giáo viên trung học cơ sở: Gồm hạng I mã số V.07.04.10; hạng II mã số V.07.04.11 và hạng III mã số V.07.04.12 (theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV);

– Giáo viên trung học phổ thông: Gồm hạng I mã số V.07.04.13; hạng II mã số V.07.04.14 và hạng III mã số V.07.04.15 (căn cứ Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV);

2. Chi tiết cách xếp lương của giáo viên các cấp

Theo các Thông tư liên tịch nêu trên, cách xếp lương của giáo viên từng cấp theo các hạng được quy định cụ thể như sau:

* Giáo viên mầm non

– Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 đến 4,98);

– Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số lương từ 2,1 đến 4,89);

– Hạng IV: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 đến 4,06).

* Giáo viên tiểu học

– Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 đến 4,98);

– Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số lương từ 2,1 đến 4,89).;

– Hạng IV: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 đến 4,06).

* Giáo viên trung học cơ sở

– Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,0 đến 6,38).

– Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 đến 4,98).

– Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số lương từ 2,1 đến 4,89).

* Giáo viên trung học phổ thông

– Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại 2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4,4 đến 6,78).

– Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,0 đến 6,38).

– Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 đến 4,98).

Hiện lương giáo viên vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Do đó, dù xếp lương theo chức danh nghề nghiệp thì giáo viên ở các hạng vẫn được xếp lương theo công thức nêu trên. Trong đó:

Hệ số lương được ban hành kèm phụ lục Nghị định 204/2004/NĐ-CP và mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38. Tuy nhiên, sắp tới, từ 01/7/2020, mức lương này sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86 về Dự toán ngân sách Nhà nước trong năm 2020.

Do bảng lương quá dài, để tiện theo dõi, độc giả có thể tải về và tra cứu tại đây:

  • Bảng lương giáo viên mới nhất 2020

Ngoài ra, một trong những vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm là trình độ, văn bằng, chứng chỉ yêu cầu của từng cấp học. Theo đó, để biết chính xác, quý độc giả có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây.

  • Danh sách các loại bằng cấp giáo viên nhất định phải có

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button