Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Ôn tập (Bài 1) – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem: Ôn tập (Bài 1) – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Bài học Ôn tập nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình. Từ đó, các em có thể phân tích, so sánh những truyền thuyết đã học để nhận ra được những nét đặc sắc riêng của từng truyền thuyết. Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tham khảo nhé!

– Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

– Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…

+ Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,… 
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,… Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

1.2. Lưu ý khi văn bản bằng sơ đồ

– Khái niệm: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

– Yêu cầu đối với sơ đồ văn bản:

+ Yêu cầu về nội dung:

  • Tóm lược đúng và đầy đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
  • Sử dụng các từ khóa, cụm từ.
  • Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
  • Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

+ Yêu cầu về hình thức:

  • Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,…
  • Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng.

Bài tập 1: Em hãy chọn một trong những truyền thuyết đã học (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy) viết một đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa của truyền thuyết đó.

a. Hướng dẫn giải:

– Đoạn văn cần đảm bảo:

+ Đúng ngữ pháp, chính tả.

+ Đúng nội dung: Ý nghĩa của một truyền thuyết bất kì đã học.

b. Lời giải chi tiết:

Chọn truyền thuyết Thánh Gióng: Truyền thuyết Thánh Gióng đã gửi đến bạn đọc hình tượng người anh hùng hiên ngang, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, hình tượng Thánh Gióng với nhiều chi tiết thần kì là biểu tượng của ý thức, tinh thần và sức mạnh bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm. Hình tượng đó cũng thế hiện niềm mong ước của nhân dân ta từ xa xưa về người anh hùng cứu nước. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Điều đó giống như lời khẳng định của Bác Hồ: “Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Đặc biệt trong truyện xuất hiện dày đặc những chi tiết kì ảo, những chi tiết ấy đã góp phần quan trọng để thể hiện lòng yêu nước và khát vọng hòa bình của nhân dân ta ngàn đời.

Bài tập 2: Khi một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

a. Hướng dẫn giải:

Xem lại khái niệm và yêu cầu của bài học Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

– Khi một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý: 

+ Bước 1: Cần đọc kĩ văn bản cần , xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn, mối quan hệ giữa các phần đó. Tìm từ khoá và ý chính của từng phần hoặc đoạn. Từ đó xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

+ Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ. Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất.

+ Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.

Lời kết

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại truyền thuyết.

+ Tóm tắt được nội dung chính của những truyền thuyết đã học.

+ Trau dồi thêm kiến thức về lịch sử nước mình.

Soạn bài Ôn tập (Bài 1)

Bài Ôn tập nhằm giúp các em nắm được nội dung, ý nghĩa của những truyền thuyết đã học: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng, bánh giầy. Để dễ dàng hơn khi tìm hiểu bài Ôn tập này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tại đây:

  • Soạn bài Ôn tập (Bài 1)
  • Soạn bài Ôn tập (Bài 1)

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 1) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em. 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button