Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên năm
Chế độ sau khi về hưu luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều giáo viên. Vậy nếu như giáo viên về hưu trước tuổi thì sẽ được hưởng chế độ như thế nào? Dưới đây là một số chia sẻ của Trường Tiểu học Thủ Lệ về chế độ dành cho giáo viên khi nghỉ hưu sớm, mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên năm
Khác với người lao động trong các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu không thuộc diện tinh giản biên chế. Vậy khi nghỉ hưu sớm thì giáo viên sẽ được hưởng chế độ như thế nào, cùng theo dõi qua nội dung sau đây.
Contents
1. Trường hợp giáo viên không thuộc diện tinh giản biên chế
Nếu công chức không thuộc diện tinh giản biên chế nhưng đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu được tính như sau:
– Được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội (nghỉ hưu từ năm 2019 là 17 năm, 2020 là 18 năm, 2021 là 19 năm và từ 2022 trở đi là 20 năm); sau đó cứ mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm đi 2%.
Ví dụ: Năm 2030, ông A 55 tuổi và nghỉ hưu trước tuổi. Giả sử ông A đã có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính là:
+ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%; 15 năm còn lại x 2% = 30%. Tổng là 75% mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
+ Tuy nhiên, ông A nghỉ hưu trước tuổi 5 năm, nên bị giảm đi 10%. Như vậy, mức lương hưu của ông A là 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Giáo già thường hay bệnh tật, còn đi dạy, khám chữa bệnh bảo hiểm ý tế phải đóng phụ thu 20%; nếu nghỉ hưu, chỉ đóng 5%; tỷ lệ đó cũng một phần quan trọng mà “giáo già” nên tính đến trong nghỉ hưu trước tuổi.
2. Nếu công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biến chế
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi với công chức thuộc diện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
* Trường hợp 1:
Áp dụng với công chức nam đủ 50 tuổi – đủ 53 tuổi, nữ đủ 45 tuổi – đủ 48 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội) đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên:
– Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tuổi tối thiểu tại điểm b, khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (nam từ đủ 55 – 60 tuổi; nữ từ đủ 50 – 55 tuổi).
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; từ năm tứ 21 trở đi, mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Tăng tuổi nghỉ hưu, giáo viên làm gì khỏi ngã gục trên bục giảng?
* Trường hợp 2:
Áp dụng với công chức nam từ đủ 55 tuổi – đủ 58 tuổi; nữ từ đủ 50 – đủ 53 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; từ năm tứ 21 trở đi, mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tuổi tối thiểu tại điểm a, khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (nam từ đủ 60 tuổi; nữ từ đủ 55 tuổi).
* Trường hợp 3:
Áp dụng với công chức nam trên 53 tuổi – dưới 55 tuổi; nữ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; trong đó có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi
* Trường hợp 4:
Áp dụng đối với công chức nam trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi; nữ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi; đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Khi nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng chế độ hưu trí như quy định nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội.
Nếu thuộc trường hợp tinh giản biên chế mà phải nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng thêm nhiều chế độ hơn.
3. Mức hưởng lương hưu đối với chế độ hưu trí trước tuổi
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, giáo viên đáp ứng điều kiện ở mục trên được nghỉ hưu sớm và hưởng lương hưu tính bằng 45% lương trung bình tháng của số năm đầu tiên đóng BHXH theo quy định dưới đây:
Đối với lao động nam, những người nghỉ hưu từ 2019 là 17 năm, từ 2020 là 18 năm, 2021 là 19 năm. Với những năm đóng BHXH còn lại thì cứ mỗi năm được tính thêm 2% (không quá 75%).
Đối với lao động nữ, những người nghỉ hưu từ 2018 trở đi là 15 năm, những năm đóng BHXH còn lại thì mỗi năm được tính thêm 2% (không quá 75%).
4. Một số trường hợp có thể bị tinh giản biên chế đối với giáo viên
Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng;
Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Tham khảo thêm:
- Đang hưởng phụ cấp theo Nghị định 116 có được hưởng theo nghị định 76 không?
- Bộ quy tắc ứng xử của giáo viên 2020
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp