Hỏi Đáp

Chặt phá rừng trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Chặt phá rừng trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Rừng được coi là lá phổi xanh của Trái Đất nhưng hiện nay tình trạng chặt phá rừng đang diễn ra một cách rất phức tạp. Vậy hành vi chặt phá rừng trái phép có bị xử lý pháp luật hay không? Nếu bị xử lý thì mức phạt là như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trách nhiệm hình sự đối với việc chặt phá rừng trái phép.

Bạn đang xem: Chặt phá rừng trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Có được cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân hay không?

Tổng quan về trợ cấp thất nghiệp

Chính sách thuế, phí, tiền lương có hiệu lực đầu tháng 9/2016

Chặt phá rừng trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hỏi: Tôi là cán bộ nhà nước được phụ trách quy hoạch vùng đất lâm nghiệp đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp để cấp đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (thời điểm tôi vi phạm chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng của UBND tỉnh).

Tôi đã thuê người chặt cây rừng để sau này tôi SXNN, kết quả đo đạc của cơ quan điều tra cho tôi biết là diện tích chặt phá của tôi 2.950 m2, khối lượng gỗ tính toán khoảng 3,2 m3, giá trị thiệt hại bằng gỗ tôi đã chặt phá phải đền bù cho nhà nước khoảng 2,3 triệu đồng (đường kính cây đa số là từ 10 đến 14 cm, có một số ít từ 15 đến 19 cm, chủng loại đa số là nhóm V đến nhóm VIII). Ngoài ra tôi còn chỉ cho 2 người khác chặt phá 02 chỗ khác, một chỗ 4,1 sào và 01 chỗ 3,4 sào với khối lượng gỗ và số tiền đền bù cũng gần giống như của tôi. Vậy tôi có phải mắc vào tội hủy hoại rừng không?

Chặt phá rừng trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trả lời: Theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999 tội hủy hoại rừng quy định như sau:

“Điều 189. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Hành vi gây thiệt của bạn tương đương với diện tích rừng để sản xuất là 5.650 m2. Các loại gỗ bị chặt phá chủ yếu thuộc nhóm gỗ thông thường (từ nhóm V đến nhóm VIII). Như vậy bạn đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để phá rừng, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 điều 189, với khung hình phạt là từ 3 năm đến 10 năm tù.

Ngoài ra bạn sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đến 50 triệu, và bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến năm năm.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button