Giáo DụcLớp 11

Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Vội vàng là tâm tình của nhà thơ Xuân Diệu trước cuộc đời, là cái tôi vội vàng, cuồng nhiệt trước sự sống sôi sục, tràn đầy sức sống. Và để hiểu hơn cái tôi ấy, Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em tham khảo thêm tài liệu văn mẫu cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vội vàng để nắm chắc hơn các kiến thức trọng tâm của bài học. 

Bạn đang xem: Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Mời các em xem video bài giảng hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn và dễ hiểu, thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức; chuẩn bị cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn nghị luận nêu cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu được chính xác và hấp dẫn hơn. Chúc các em có thêm nhiều tiết học hay, bổ ích và hấp dẫn hơn cùng cô Phan Thị Mỹ Huệ nhé!

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
    • Chủ đề: thể hiện cái tôi khát khao giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới mẻ của tác giả
  • Cảm nhận
    • Quan niệm về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc
      • Ước mơ vô lí song thật sự có lí:
        • Tôi muốn tắt nắng đi để cho màu đừng nhạt mất.
        • Tôi muốn buộc gió lại để cho hương đừng bay đi.
    • → Say mê, yêu thương cuộc sống đến cuồng nhiệt.
    • Phát hiện có một thiên đường ngay trên mặt đất qua sự cảm nhận độc đáo:
      • Hình ảnh gần gũi, quyến rũ đầy tình tứ: “Của ong bướm…tình si” → sức sống căng đầy, một cảm giác ngất ngây như có đôi, có lứa, như lời mời gọi.
      • Nhìn thiên nhiên qua lăng kính tình yêu, qua đôi mắt tuổi trẻ nên tràn ngập xuân tình. Lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: “ Và này đây…hằng gõ cửa”,Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. → khác xa so với thi pháp truyền thống “Vân xem trang trọng khác vời / Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.
    • Tự ý thức về tuổi trẻ: “ Tôi sung sướng…hoài xuân”.
    • → Thái độ “khát sống, thèm yêu” của Xuân Diệu, của đặc trưng thơ mới.
    • Quan niệm về thời gian và thái độ sống của tác giả
      • Quan niệm truyền thống: thời gian tuần hoàn vĩnh cửu hoặc luân hồi. Còn đến Xuân Diệu và các nhà thơ mới, do có sự ý thức cá nhân nên quan niệm thời gian đổi khác:
      • Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại: “Xuân đương tới… già”.
      • Lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian: “Mà xuân hết…chật”.
      • Cảm nhận thời gian bằng sự mất mát, chia phôi: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” → thời gian có cả mùi, vị, rớm (của lệ) → thời gian không vô hình; thời gian đã đi đến khứu giác, vị giác,…đến cả trái tim con người.
      • Ngậm ngùi như chia li, tiễn biệt một phần trong bản thân mình: “Cơn gió xinh… sắp sửa?”.
      • Phải biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống đã ban tặng cho mình, sống mãnh liệt, sống hết mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ: “Ta muốn…cắn vào ngươi”.
      • Quan niệm sống tích cực, đậm tính nhân văn.
  • Nhận xét:
    • Nội dung: Niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian – tuổi trẻ – hạnh phúc của Xuân Diệu qua bài thơ
    • Nghệ thuật:
      • Hình ảnh: Vừa gần gũi, quen thuộc mà vừa tươi mới, giàu sức sống vừa đậm sắc thái biểu cảm: cặp môi gần, cắn.
      • Ngôn từ:
        • Danh từ chỉ vẻ đẹp tươi trẻ (mây đưa, gió lượn, cánh bướm,…)
        • Động từ mạnh, dồn dập, tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, cắn)
        • Tính từ chỉ xuân sắc (chếnh choáng, đã đầy, no nê).
      • Nhịp điệu: dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, suy nghĩ tổng quan về bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và sự liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Gợi ý làm bài

Xuân Diệu, “Ông Hoàng của thơ tình yêu” – thi sĩ đã làm say mê bao bạn đọc trẻ tuổi. Sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu đối với tuổi trẻ chính là cái náo nức, cái xôn xao, cái đắm say với cuộc đời, với tình yêu của một tâm hồn trẻ trung khát khao sống trọn vẹn. Ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, Xuân Diệu đã được lớp trẻ hoan nghênh và say mê. Nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhận xét: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê…”. Đọc thơ Xuân Diệu, ta bắt gặp một nguồn sống dạt dào, chính cái náo nức dạt dào ấy là biểu tượng cho cái chất trẻ – sức xuân của một hồn thơ.

Tuổi trẻ – Mùa xuân – Tình yêu – Thời gian – Cuộc đời là những đề tài có sức hấp dẫn lớn trong thơ Xuân Diệu. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Đó là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, và chính vì thế mà không thể dửng dưng trước thời gian. Trong Vội vàng có một nỗi lo sợ, hốt hoảng của cái tôi khát khao giao cảm với đời trước sự trôi chảy của thời gian.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Cũng là sử dụng biện pháp tu từ nhưng chỉ có một tâm hồn thật cuồng si mới có thể viết một câu thơ táo bạo gây ấn tượng mạnh mẽ đến như vậy!

Bài thơ là tiếng nói của một cá nhân có nhu cầu giao cảm với cuộc đời, khao khát sống, khao khát yêu đến mãnh liệt. Vội vàng là bài ca tình yêu cuộc sống giàu ý nghĩa nhân bản. Thi phẩm thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực. Mùa xuân – Tình yêu – Tuổi trẻ – Cuộc đời trong Vội vàng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thơ Xuân Diệu vì thế mà vẫn trẻ mãi với nhân gian

Mong rằng, với tài liệu này, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã mang đến cho các em những kiến thức hay và sâu sắc về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button