Giáo DụcLớp 7

Cảm nghĩ đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính (hay nhất) | Văn mẫu lớp 7

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 7 tư liệu văn mẫu cảm nghĩ đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

Bạn đang xem: Cảm nghĩ đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính (hay nhất) | Văn mẫu lớp 7

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cảm nghĩ về nhân vật Quan Âm Thị Kính trong trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  •  “Quan Âm Thị Kính” là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu dân gian Việt Nam, kể về cuộc đời đầy oan trái của người phụ nữ tên là Thị Kính: Lúc làm vợ để chồng ngờ thất tiết, lúc giả trai cho gái đổ oan tình. Trải qua nhiều đau khổ, cuối cùng sau khi chết Thị Kính đã được giải oan và hóa thành Phật Bà Quan Âm.
  •  “Nỗi oan hại chồng” là tình tiết cốt lõi của phần đầu vở chèo, là bi kịch thứ nhất trong cuộc đời Thị Kính.
  • Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền, nết na nhưng bị mẹ chồng buộc tội giết chồng. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc gia đình tan vỡ.

b. Thân bài: Xung đột giữa các nhân vật

  • Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính
    • Vượt qua khỏi khuôn khổ mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu để trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa kẻ thống trị và người bị trị.
    • Khi nghe con trai hô hoán, không cần tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà sấn tới dúi đầu Thị Kính (con dâu) xuống đánh rồi bắt ngửa mặt lên nghe chửi, không cho phân bua gì cả.
    • Mọi lời nói, hành động nhục mạ, xỉ vả, vu khống con dâu của Sùng bà đều chứng tỏ mụ ta là kẻ cậy giàu, cậy sang, bất nhân, bất nghĩa.
    • Thị Kính một mực kêu oan nhưng càng kêu nàng càng bị mẹ chồng đánh chửi thậm tệ hơn.

→ Dù có đủ tài, sắc, đức hạnh nhưng Thị Kính vẫn không được gia đình chồng chấp nhận và coi trọng vì nàng xuất thân con nhà nghèo khó.

⇒ Mâu thuẫn giữa nàng với nhà chồng đã mang màu sắc giai cấp và xã hội, không thể dung hòa.

  • Mâu thuẫn giữa vợ chồng Thị Kính
    • Thi Kính thật lòng yêu thương chồng, quan tâm săn sóc chồng. Mở đầu vở chèo là cảnh sinh hoạt đầm ấm: vợ may vá thêu thùa, chồng đọc sách. Cử chỉ của Thị Kính âu yếu, dịu dàng (quạt cho chồng ngủ; băn khoăn lo lắng khi nhìn thấy sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, lấy dao định cắt bỏ…).
    • Khi bị chồng hiểu lầm, gán cho tội tày trời, Thị Kính chỉ biết khóc lóc, bày tỏ sự đau khổ vì bị hàm oan, mong chồng và cha mẹ chồng hiểu rõ sự tình.
    • Năm lần nàng kêu oan, càng về sau càng thống thiết.
    • Thiện Sĩ là điển hình của gã đàn ông đa nghi và nhu nhược đến mức hèn nhát, đang tâm bỏ mặc người vợ tội nghiệp cho mẹ giày vò, hành hạ.
    • Trong đoạn này, Thiện Sĩ chỉ là một nhân vật thừa trên sân khấu, là con rối trong tay người mẹ độc ác.
    • Gã dửng dưng đến lạnh lùng khi Thị Kính bị Sùng Bà đuổi ra khỏi cửa. Tóm lại, Thiện Sĩ là kẻ vô tình và bất nghĩa.

c. Kết bài

  • Đoạn trích nói trên phản ánh số phận đáng thương đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nghèo trong chế độ phong kiến xưa kia.
  • Nhân vật Thị Kính chiếm được cảm tình sâu sắc của khán giả trong suốt một thời gian rất dài. Điều đó chứng tỏ sức sống lâu bền của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy phát biểu cảm nghĩ đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.

Gợi ý làm bài

     “Quan Âm Thị Kính” là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu dân gian Việt Nam, kể về cuộc đời đầy oan trái của người phụ nữ tên là Thị Kính: Lúc làm vợ để chồng ngờ thất tiết, lúc giả trai cho gái đổ oan tình. Trải qua nhiều đau khổ, cuối cùng sau khi chết Thị Kính đã được giải oan và hóa thành Phật Bà Quan Âm. Nội dung của vở chia làm ba phần.

Phần 1 là Án giết chồng: Thiện Sĩ, con trai Sùng Ông, Sùng Bà, gia đình khá giả, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng Ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình hoảng sợ vội hô hoán lên, Sùng Bà giận dữ đố riệt cho con dâu có ý giết chồng, mắng chửi thậm tệ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

Phần 2 là Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không thể thanh minh, Thị Kính đành giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp danh là Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là đầy tớ rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị sư cụ đuổi ra ở ngoài tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Phần 3 là Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen: Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa” (chết), được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ, mọi người mới biết Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng.

— Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Trường Tiểu học Thủ Lệ để dowload tài liệu về máy —

Trong nỗi đau tình vợ chồng chia cắt, nỗi nhục khi phẩm giá bị chà đạp, sự ê chề khi không bảo vệ được người cha già bị gia đình chồng sỉ nhục, Thị Kính vẫn giữ bản chất thật, hiền lành, giữ gìn phép tắc luân lí của đạo dâu con. Người đọc càng xót thương Thị Kính bao nhiêu thì càng căm ghét sự bất nhân bất nghĩa của gia đình Sùng bà bấy nhiêu.

Kết thúc đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” là cảnh Thị Kính cúi lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là sẽ giả trai để bước vào cửa Phật tu hành. Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là Thị Kính xác định “phải sống ở đời, mới mong tỏ rõ là người đoan chính”. Mặt tiêu cực là nàng cho rằng mình khổ do số kiếp đã định, “do phận hẩm duyên ôi”, nên tìm vào cửa Phật để lánh đời. Thái độ của Thị Kính thiếu cái khỏe khoắn, lạc quan, dũng cảm của những người vợ nghèo trong ca dao. Nàng không dám đứng lên chống lại những oan trái bất công, chưa đủ bản lĩnh vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, trái lại đã cam chịu bằng sự nhẫn nhục đáng thương. Phản ứng của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở lời trách móc số phận và ước muốn lòng dạ ngay thẳng của mình được “nhật nguyệt sáng soi”.

     Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” nói chung và đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống, thể hiện chân thực cuộc sống bi thảm, bế tắc của nhiều sốphận, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ nghèo trong xã hội phong kiến xưa kia.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Đồng thời, đoạn trích giúp các em thấy được số phận đáng thương đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nghèo trong chế độ phong kiến xưa kia. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (Tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button