Giáo DụcLớp 9

Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của em

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện được trích từ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện xoay quanh nhân vật nữ chính tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương cùng nỗi oan của mình. Với yêu cầu của đề bài là Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của em thì các em cần phải định hướng cho mình cách lập dàn ý và viết bài như thế nào để đạt được kết quả cao? Với bài soạn bao gồm sơ đồ gợi ý, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu, Trường Tiểu học Thủ Lệ mong muốn cung cấp thêm cho các em một hệ thống kiến thức cần đạt khi giải quyết đề bài này. Mời các em cùng tham khảo!

Bạn đang xem: Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của em

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý


B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Giới thiệu về xuất xứ của Chuyện người con gái Nam Xương
    • Là chuyện thứ 16 trong 20 câu chuyện được Nguyễn Dữ ghi lại trong Truyền kì mạn lục.
    • Câu chuyện kể về nỗi oan khuất của một người phụ nữ đoan chính, thủy chung.
  • Dẫn dắt vào câu chuyện

2. Thân bài

  • Nêu vai trò, vị trí của bản thân trong câu chuyện (người thân, hàng xóm, người chứng kiến, người được nghe kể lại câu chuyện,…)
  • Cách thức kể lại câu chuyện: theo logic trình tự thời gian, đảo kết cấu của truyện,….
  • Kể lại câu chuyện (theo logic trật tự thời gian)
    • Truyện kể về nhân vật nào? ⇒ Truyện kể về người con gái tên là Vũ Thị Thiết lấy chồng tên là Trương Sinh.
    • Hoàn cảnh của Vũ Nương khi chồng vắng nhà?
      • Đang lúc mang thai đứa con đầu lòng, người chồng bị bắt ra chiến trường. Nàng ở nhà một tay săn sóc đứa con thơ và mẹ già.
      • Vì thương nhớ con trai, người mẹ chồng bị ốm nặng rồi qua đời. Một mình Vũ Nương lo ma chay tươm tất.
      • Một mình nuôi con và ngóng đợi ngày chồng trở về.
    • Tình huống mâu thuẫn giữa hai vợ chồng Vũ Nương?
      • Để vơi đi bớt nỗi nhớ thương chồng, vào những lúc đêm, Vũ Nương thường chỉ lên cái bóng của mình trên vách và bảo với bé Đản rằng “cha con đó”.
      • Nỗi đau oan khuất cũng bắt đầu từ cái bóng, khi Trương Sinh trở về và nghe tin mẹ mất chàng đã rất đau khổ. Và sẵn có máu ghen cùng sự gia trưởng, Trương Sinh sau khi nghe câu nói ngây thơ của bé Đản về người cha tối nào cũng đến, chàng đã đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà.
      • Vì không thể giải bày, minh oan cho nỗi nhục này, nàng đã nhảy xuống dòng Hoàng Giang tự tử. Trước sự oan khuất đó của Vũ Nương, Linh Phi vợ của vua Nam Hải đã cảm động và cứu vớt đem về thủy cung.
      • Dưới động Rùa, Vũ Nương đã gặp được Phan Lang – người cùng làng với cô, hai người tâm sự và Vũ Nương đã đưa tín vật của hai vợ chồng và nhờ chuyển lời đến Trương Sinh là phải lập đàn giải oan cho nàng.
      • Về phần Trương Sinh sau khi hiểu được cái bóng chính là người cha mà bé Đản kể, chàng đã vô cùng ân hận. Khi nghe tin lập đàn giải oan, chàng liền làm ngay nhưng Vũ Nương chỉ thoắt ẩn thoắt hiện rồi biến mất về thủy cung.

3. Kết bài:

  • Cảm nghĩ của em về câu chuyện.
    • Đây là một câu chuyện được kể từ thế kỉ XVI nhưng vẫn còn có giá trị răn dạy đến ngày nay.
    • Chứa đựng những yếu tố kì ảo nên kết truyện cũng mang những thông điệp riêng.
  • Gợi ra những bài học cho bản thân và mọi người.

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể sáng tạo của em.

Gợi ý làm bài:

Ngày xưa, trong dân gian đã lưu truyền một câu chuyện vô cùng cảm động về một người phụ nữ hiền hậu nết na nhưng lại phải chịu một nỗi oan “tai bay vạ gió” mà mình không hề gây ra, chỉ vì người chồng mang tính đa nghi, nhỏ nhen của mình. Đó là câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương”, nhưng trong câu chuyện dân gian này mang kết cục của Vũ Thị Thiết, vợ của chàng Trương vô cùng bi thảm, vì bị chồng hàm oan nên Vũ Thị Thiết đã gieo mình xuống dòng Hoàng Giang mà tự tử. Tiếc thương cho người phụ nữ nết na, bạc mệnh nhà văn Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ mười sáu đã mượn cốt truyện của câu chuyện cổ “Vợ chàng Trương”, chi tiết trong truyện về cơ bản là được nhà văn Nguyễn Dữ giữ nguyên nhưng nhà văn lại thể hiện được tinh thần nhân đạo của mình thông qua việc viết tiếp cái kết bi thảm của Vũ Thị Thiết.

Câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và số phận của một người con gái đức hạnh nhưng lại có cuộc đời đầy bi kịch Vũ Thị Thiết. Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghèo, mẹ mất sớm, chỉ có hai cha con nương tựa vào nhau mà sống. Cuộc sống tuy có những khó khăn về vật chất nhưng hai cha con luôn sống vui vẻ, hạnh phúc bởi họ dành cho nhau tình cảm yêu thương chân thành. Vũ Thị Thiết là một người con có hiếu, luôn có ý thức phụng dưỡng cha. Cuộc sống có lẽ cứ bình lặng như vậy trôi qua nếu như Vũ Thị Thiết không đến tuổi lập gia đình.

Một ngày nọ có một chàng trai họ Trương, tên Sinh ở làng bên sang hỏi cưới Vũ Thị Thiết. Mặc dù nàng không muốn kết hôn vì không yên tâm để người cha già yếu sống một mình, nhưng trước lời khuyên răn của cha thì Vũ Thị Thiết đã đồng ý lấy Trương Sinh, theo lời cha nàng thì con gái lớn thì phải gả chồng, không thì sẽ phải chịu những điều tiếng khắt khe của xã hội. Hơn nữa, cha nàng có thể tự lo cho mình, nếu nàng lấy chồng thì cha nàng cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, nếu nàng vẫn cố chấp không chịu lấy thì chính là một đứa con bất hiếu, làm cho cha buồn phiền, bị bà con hàng xóm đàm tiếu, dị nghị.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Vũ Thị Thiết vì quá đau khổ, oan ức lại không có cách nào có thể giải oan cho mình nên đã đi ra dòng Hoàng Giang trầm mình xuống sông tự vẫn, nhưng nàng lại được Linh Phi, vợ của đức Long Quân cứu giúp. Ở đây nàng lại gặp được một người cùng làng của mình, nàng đã nhờ người đó chuyển lời đến Trương Sinh và có cuộc gặp gỡ cuối cùng với Trương Sinh. Còn về phần Trương Sinh, sau khi biết đã hiểu lầm và trách oan vợ thì đã quá muộn màng, nghe lời nhắn gửi của vợ, chàng lập đàn trên bờ Hoàng Giang, Vũ Thị Thiết đã hiện về, nỗi oan được giải trừ, nàng cũng không oán trách gì chồng nhưng nàng cũng không thể trở về cuộc sống như trước đây nữa, nàng từ biệt Trương Sinh và biến mất trong lòng sông.

Cái kết của câu chuyện này không hẳn là có hậu nhưng đó lại là cách giải quyết hợp lí duy nhất, bởi nó vừa giúp cho Vũ Nương được giải oan, vừa mang tính nhân văn sâu sắc khi tố cáo xã hội phong kiến đã quá bất công đối với những người phụ nữ như Vũ Thị Thiết.

Ngoài dạng đề Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương, các em có thể tham khảo thêm các dạng đề khác xoay quanh tác phẩm này tại đây:

  • Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
  • Giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button