Hỏi Đáp

Cách xử lý hóa đơn viết sai đơn giá?

Cách xử lý hóa đơn viết sai đơn giá?

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập. Trong bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý khi các bạn viết sai hóa đơn GTGT và cụ thể là cách xử lý trong trường hợp hóa đơn viết sai đơn giá. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cách xử lý hóa đơn viết sai đơn giá?

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn

49 câu hỏi thường gặp về thuế GTGT và hóa đơn

Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành quy định về hóa đơn

Câu hỏi:

Tháng 1/2015 đơn vị tôi có xuất hóa đơn GTGT sai cụ thể như sau: Tổng tiền hàng đúng nhưng do tính giá trước thuế sai dẫn đến số tiền thuế GTGT cũng sai, hóa đơn đã được xuất đi và khi kê khai thuế quý I/2015 mới phát hiện sai thì đơn vị nhận hóa đơn không đồng ý xuất hóa đơn điều chỉnh lại vì lý do đơn vị họ đã quyết toán xong công trình mà có hóa đơn xuất sai. Vậy tôi phải điều chỉnh hóa đơn viết sai như thế nào?

Xử lý hóa đơn viết sai đơn giá?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập như sau:

“Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập

Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên Công ty đã xuất hóa đơn GTGT và đã kê khai thuế GTGT đầu ra theo quy định. Đơn vị mua hàng đã nhận hóa đơn và kê khai thuế GTGT đầu vào thì bên Công ty bạn phát hiện sai sót do tính giá trước thuế ghi sai dẫn đến số tiền thuế GTGT cũng sai. Trường hợp này hai bên mua, bán lập biên bản ghi rõ nội dung sai sót về giá bán, tiền thuế GTGT. Đồng thời, người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giá bán, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số…, ký hiệu…, ngày … theo biên bản số…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh hai bên kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Chấp nhận “hóa đơn ghi thiếu địa chỉ” trong một số trường hợp

Một thông tin hết sức quan trọng mà các bạn kế toán nên biết đó là sẽ Chấp nhận “hóa đơn ghi thiếu địa chỉ” trong một số trường hợp. Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Công văn 2186/TCT-CS ngày 24/5/2017 của Tổng cục Thuế.

Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 3 và Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Khoản 7.b Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC; về nguyên tắc, khi lập hóa đơn đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế người mua và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ trên hóa đơn không ghi địa chỉ tỉnh (ghi thiếu địa chỉ tỉnh) nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của người mua và địa chỉ của người bán và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế.

Nguyên tắc sử dụng hóa đơn

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP” “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Xem chi tiết ví dụ cụ thể về trường hợp này tại Công văn 2186/TCT-CS ngày 24/5/2017 của Tổng cục Thuế.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button